Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (16): KẾT QUẢ CUỘC THI TRUYỆN NGẮN VNQĐ

Kết quả cuộc thi

Truyện ngắn 2013-2014

trên TC Văn nghệ Quân đội


VNQĐ online

Cuộc thi Truyện ngắn 2013-2014 trên tạp chí Văn nghệ Quân đội đã kết thúc. Sau các vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban Tổ chức cuộc thi đã chọn ra 12 tác giả với 22 tác phẩm để trao giải.

GIẢI NHẤT:
Nguyễn Thị Kim Hòa với 3 truyện ngắn 
- Hương thôn dã
- Đỉnh khói
- Thôi mùa cỏ cháy

GIẢI NHÌ:
Doãn Dũng với 2 truyện ngắn:
- Âm thanh của kí ức
- Chuyện Nguyên phong
Đinh Phương với 2 truyện ngắn:
- Chiều kí ức phủ gai
- Chuyến trở về của cỏ

GIẢI BA:
Hồ Kiên Giang với 2 truyện ngắn:

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

GÁC TAY LÊN TRÁN (1): CÁI DANH HÃO!

Trên trang khoivudongnai.vnweblogs.com trước đây có mục "Gác tay lên trán" gồm những suy nghĩ của KV về những vấn đề văn chương & thế sự mà tác giả quan tâm.
Nay, mục này sẽ tiếp tục xuất hiện trên khoivudongnai.blogspot.com hàng tuần.
Mời các bạn đọc bài đầu tiên dưới đây:

CÁI DANH HÃO!

Trong phiên họp cuối năm 2014, BCH Hội Nhà văn VN đã bỏ phiếu chọn được 50 tân hội viên có số phiếu quá bán từ 8/15. Danh sách này đã được một số trang mạng loan báo. Tuy nhiên, cho đến hôm nay (CN 28/12/2014) vẫn chưa có thông báo chính thức. 
Chưa biết khi văn bản công nhận hội viên mới có chữ ký của chủ tịch Hội và dấu mộc của Hội được ban hành, danh sách này có thay đổi gì không? Nhưng đã râm ran vài chuyện quanh việc kết nạp. Có thể kể:
- Tác giả Đông La viết trên blog của anh cho rằng BCH Hội NVVN đã không khách quan khi có quá bán số ủy viên không bỏ phiếu công nhận anh là tân hội viên. Mới nhất, Đông La viết đơn gửi lên lãnh đạo cấp nhà nước về việc này. Trước hết anh cho biết sở dĩ mình viết đơn xin vào Hội là do có lời mời của vài người trong BCH. Kế đó, anh nêu chứng minh rằng anh rất "xứng đáng là hội viên Hội NVVN". Ngoài ra, anh nêu tên những hội viên nhà văn mà anh cho là không còn xứng đáng vì đã "chống" nhà nước. Đặc biệt anh nêu tên 2 UV BCH là NV Trung Trung Đỉnh khen Nguyên Ngọc (đòi thành lập Văn đàn độc lập) và Văn Công Hùng đề cao Nguyễn Quang Lập (vừa bị bắt).
- Trong một bài báo của nhà báo Vĩ Cầm có đoạn nêu tên "tân hội viên" Tân Linh cho rằng mình không viết đơn xin vào Hội mà không hiểu sao lại được kết nạp! (KV có liên lạc hỏi văn phòng Hội NVVN thì được nơi đây cho biết rằng Tân Linh có viết đơn nên mới được xét; đơn xin vào Hội hiện còn lưu giữ ở văn phòng Hội - Xem Ảnh chụp lá đơn). Việc này nếu không làm rõ, không chừng Tân Linh mất "suất" lần này!

Năm nào cũng vậy, cứ đến "mùa kết nạp hội viên" là có chuyện thị phi... Năm nay cũng không ngoại lệ. Nào chuyện một tác giả nọ được công kênh lên tận mây xanh bèn phấn khởi viết đơn xin vào Hội với hy vọng lên đến 90% nhưng cuối cùng đã phải "xuống mặt đất" vì ngay cả những người từng công kênh mình cũng không bỏ phiếu ủng hộ. Rồi chuyện một UV BCH xin phiếu cho một tác giả khác vì "tôi mang ơn ông cụ của anh ấy"... Có thể chỉ là chuyện bịa đặt hay đồn đoán, nhưng cũng có thể là chuyện thật... Chỉ có trời mới biết!

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (15) ƯƠM MẦM NHỮNG CÂY BÚT TUỔI HỒNG

ƯƠM MẦM NHỮNG CÂY BÚT TUỔI HỒNG

Nhà Thiếu nhi tỉnh vừa phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở GD-ĐT và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết Trại sáng tác thơ văn tuổi học trò tỉnh lần thứ 5-2014. Đây là dịp để nhìn lại chặng đường 5 năm đồng hành cùng những cây bút học trò. Cầm trên tay đặc san “Thơ văn tuổi học trò Đồng Nai” hè 2014, những tác giả nhí tham gia trại sáng tác không giấu nổi vẻ xúc động. Đây là những ghi chép, tổng hợp, những tác phẩm thú vị sau cuộc hành trình tại Hòn Chông, huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Tham gia trại sáng tác có hơn 200 tác phẩm của các tác giả là học sinh tiểu học đến sinh viên cao đẳng, đại học. Tại đây, các tác giả được tập huấn kỹ năng sáng tác thử nghiệm các thể loại, học cách viết khi có cảm hứng, nghiên cứu lý luận, phê bình, thời sự văn học và giao lưu với các nhà văn, nhà thơ như: Đàm Chu Văn, Lê Đăng Kháng, Thu Trân, Trần Hoàng Vy... Từ đó, mỗi tác phẩm đều được góp ý tận tình, định hướng giúp các em đi sâu khai thác nhiều góc cạnh mới lạ.


Nhà văn Nguyễn Thái Hải trao giấy khen cho các tác giả trẻ tham gia trại sáng tác

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

THƯ GỬI BẠN BÈ (12)

MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 87  

DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Đình chỉ phát hành sách minh họa các nhân vật lịch sử bằng nhân vật truyện tranh
f Các nhà văn sẽ kiện NXB Giáo Dục?
f Giải Văn học  Nghệ thuật Thủ đô
f Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời
f Quỳnh Dao kiện bản quyền gây chấn động

PHỎNG VẤN
f Nguyễn Hòa: Phản biện không phải để thỏa mãn nhu cầu riêng – NGUYỄN THANH BÌNH thực hiện

NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH
f Về một hiện tượng dị ứng nhai lại – INRASARA
f Nhan đề, tựa đề, lời bạt – ĐÌNH CAO

VẤN ĐỀ VĂN HỌC 
f ”Thảm sát” trong văn chương – Tác phẩm thành “nghĩa địa” chữ!

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (14)

DANH SÁCH TÂN HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Khoivudongnai chúc mừng 50 tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. 
Đặc biệt chung vui với nhà văn Bùi Quang Tú, nhà lý luận phê bình Bùi Công Thuấn đang sống và sáng tác tại Đồng Nai; nhà thơ Phương Hà trước đây đã làm việc và sinh hoạt văn học tại Đồng Nai.


1-VĂN XUÔI

1- Lê Thanh Kỳ - Hà Nam
2- Phạm Đức Thái Nguyên - Thái Nguyên
3.-Nguyễn Việt Nga - Hải Dương
4- Nguyễn Mạnh Hùng - Hà Nội
5- Vũ Xuân Độ - Hà Nội
6- Trương Minh Hiếu - Hà Nội
7- Nguyễn Đức Sơn - Phú Thọ
8- Bùi Quang Tú - Đồng Nai
9- Thế Đức - Hà Nội
10- Nguyễn Thế Quang - Nghệ An
11- Đinh Ngọc Lâm - Ninh Bình
12- Tiến Đạt - TP HCM
13- Hoàng Huệ Thụ - Hà Nội
14- Nguyễn Thu Hằng - Hà Nội
15- Kiều Bích Hậu - Hà Nội
16- Châu La Việt - TP HCM
17- Mã Anh Lâm - Lào Cai
18- Lê Minh Nhựt - Cà Mau
19- Niê Thanh Mai - Đắc Lăk

2- THƠ

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (13)

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời



TTO - Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời lúc 6g15 sáng 18-12 tại nhà của con trai lớn ở đường Thiên Lôi (Q. Lê Chân, TP Hải Phòng), thọ 81 tuổi.
Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934 tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954. Bùi Ngọc Tấn có sáng tác in ở các nhà xuất bản: Văn học, Lao động, Thanh niên, Phổ thông… Nhưng trước khi viết văn ông từng là phóng viên của báo Tiền Phong và sinh sống tại Hà Nội. Sau đó ông chuyển về quê làm biên tập viên tại báo Hải Phòng Kiến Thiết.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

CUỘC SỐNG MUÔN MÀU (11)

Dường như?!



TP - Nửa tháng nay, câu chuyện về bé Bo (tên thật dường như là Đinh Gia Huy), bị bỏ quên trên xe taxi ở TPHCM cuốn hút trái tim và trí óc bao nhiêu người. Không chỉ vì câu chuyện ly kỳ mà còn vì ở đây bộc lộ nhiều vấn đề đáng suy nghĩ xung quanh việc xã hội ứng xử với những thân phận nghèo hèn, thậm chí có thể gọi là dưới đáy…
Đến nay thì câu chuyện đã có thêm rất nhiều tình tiết. Đã tìm được người dường như là mẹ bé Bo - chị V (22 tuổi) là người nghiện vừa được công an đưa vào trung tâm Bảo trợ xã hội. Đã tìm được anh T dường như là người sống như vợ chồng với chị T và dường như là bố bé Bo. 
Đã xuất hiện một người đàn ông già tên Mai Thanh Liêm (tạm trú Gò Vấp) dường như là dượng (chồng của dì) chị V, và dường như sau khi sinh bé Bo, chị V và anh T đã giao con ông Liêm nuôi dưỡng. Đến nay, chị V và anh T khẳng định vẫn muốn ông Liêm tiếp tục nuôi dưỡng em bé dường như là con của họ, hiện được gọi là Bo... 
Tất cả chỉ là dường như, bởi tất cả đều cần chờ được xác nhận bằng giấy tờ!

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

THƯ GỬI BẠN BÈ (11)

MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 86



DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Tọa đàm khoa học giới thiệu tuyển tập Ca Văn thỉnh: Hào khí Đồng Nai
f Những cuốn sách hay nhất năm 2014
f 24 tuổi nhà văn trẻ phá kỷ lục sách
f Giải Bad sex in fiction: Viết văn sex không dễ!
f J. K. Rowling sẽ cho ra mắt 12 truyện ngắn mới về harry Potter

PHỎNG VẤN
f NV Nguyễn Hiệp: Đại biểu dự Đại hội – Chọn ai đi là việc làm rất khó
f Nơi nhà văn nghiệm lại chính mình

NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH
f Đã qua rồi chủ nghĩa hiện thực huyền ảo?

VẤN ĐỀ VĂN HỌC 
f Bởi chưng kém tiếng Việt, mỏng kiến văn
f Dân ca ví, dặm hay ví, giặm? – HOÀNG LAN ANH

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

VẤN ĐỀ VĂN HỌC (11)

MỘT NGHI ÁN “ĐẠO THƠ”
CẦN ĐƯỢC LÀM SÁNG TỎ

Nhà thơ Trịnh Anh Đạt - Nguyên ủy viên chi hội thơ, Hội Nhà văn TP  Hải Phòng vừa thông báo cho Lê Xuân và bạn bè biết bài thơ Mẹ ơi của mình đã bị tác giả Trà Thanh Lam (tên thật là Võ Văn Sửu) đạo một số câu và biến đổi chút ít để thành bài thơ Mẹ tôi và bài Mừng mẹ tuổi 90 đăng trên một số trang blog. Sau đây là lời tự thuật của nhà thơ Trịnh Anh Đạt:

Tuyển thơ “ Đánh giặc, làm thơ, mười thế kỷ” do soạn giả, nhà thơ Gia Dũng tuyển chọn, NXB Văn Học cấp phép, ấn hành vào tháng 8 năm 2014, đã gây ấn tượng mạnh với đọc giả trong và ngoài nước. Tuyển thơ nặng gần 5 kg, gồm 2021 trang ruột, với 362 tác giả thơ, được chia làm 2 phần:
PHẦN I/ “Ông cha ta đánh giặc - làm thơ”, gồm 85 tác giả. Mở đầu là bài “Thiên đô chiếu” của Vua Lý Công Uẩn (974 – 1028) và khép lại phần này là bài “Vô đề” của cụ Huỳnh Thúc Kháng (1875 – 1947).
PHẦN II/ “Chúng ta đánh giặc – làm thơ”, gồm 277 tác giả. Mở đầu là bài “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969). Trịnh Anh Đạt (tôi) được tuyển chọn 3 bài, (trang 955) gồm “Rau má”, “”Mẹ ơi” và “Người về bến cũ”. Soạn giả, nhà thơ Gia Dũng có ý định ra tiếp tuyển thơ gồm 108 bài thơ hay viết về Mẹ, trong đó có bài thơ “Mẹ ơi” của tôi rút ra từ tuyển thơ trên. Mừng ít, lo nhiều, tôi quyết định biên tập, nâng cao chất lượng bài thơ, để không phụ lòng mến mộ của công chúng yêu thơ. Sau khi gửi cho “Viện Gia Dũng”, tôi có gửi bài thơ này cho cựu giáo chức, cử nhân văn chương Bùi Trọng Thể, hiện là phó chủ nhiệm CLB thơ Dương Kinh, nơi mà tôi gắn bó hơn 10 năm qua, cũng xuất phát từ lời hứa của Bùi cử nhân về việc bình bài thơ “Mẹ ơi” khi tiếp cận văn bản thơ đầu tiên, vào đầu tháng 5/ 2014. Nguyên văn bài thơ (đã chỉnh sửa)

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

VẤN ĐỀ VĂN HỌC (10)

Dân ca “ví, dặm” hay “ví, giặm” ?

 

 

Sau khi UNESCO vinh danh Dân ca ví, dặm (giặm) của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhiều người mới “ngã ngửa” vì không biết phải viết thế nào mới đúng chính tả.

Trong thông cáo báo chí ngày 28-11 gửi tới các cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao cho hay Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã được công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại”. Tuy nhiên, trên website www.dsvh.gov.vn của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), trong danh mục Di sản văn hóa quốc gia, cơ quan này lại gọi “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”. Tại hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và Phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại” (trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh) được Bộ VH-TT-DL phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng tổ chức hồi tháng 5, BTC cũng dùng từ “ví, giặm” trong các tài liệu khoa học. Điều này cho thấy không chỉ nhiều người mà giữa các cơ quan nhà nước cũng không có sự thống nhất về cách gọi “ví, dặm” hay “ví, giặm”.
Các chuyên gia về ngôn ngữ cũng có những quan điểm khác nhau về “ví, dặm/giặm”. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2011) thì hát dặm là “lối hát dân gian ở Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và câu chữ”, còn hát ví là “hát đối đáp có tính chất trữ tình giữa trai và gái trong lao động” (như ví đò đưa, ví phường nón, ví phường vải, ví trèo non). Còn “giặm” được hiểu là một động từ, có nghĩa: 1. Đan, vá thêm vào chỗ nan hỏng; 2. Thêm vào chỗ còn trống, còn thiếu cho đủ. Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên (Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2-2012): “Gọi là ví, giặm bởi bài nào cũng chứa ít nhất một câu lặp lại câu đi trước giữa khoảng trống hai khổ thơ, giống như giặm mạ thêm vào chỗ trống. Bài ít thì chỉ một cặp giặm, bài nhiều thì có đến 12 cặp lặp lại”.

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

THƯ GỬI BẠN BÈ (10)

MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 85 



DỌC ĐƯỜNG VĂN
f ”Nhặt xương...” Đi đêm lắm, thì gặp ma – Nguyễn Quang Thân
f Thông báo của BTC cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3
f Giải thưởng sách Quốc gia Mỹ 2014 công bố người chiến thắng
f Julia Donaldson vượt qua JK. Rowling về doanh thu bán sách

PHỎNG VẤN
f Cuốn sách thứ 100 (Phỏng vấn nhà văn viết cho thiếu nhi người Anh Jacqueline Wilson)
f Nguyễn Mạnh Tuấn sống khỏe từ nhuận bút – HOÀNG NHÂN

NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH
f Văn chương và đạo đức học – NGÔ HƯƠNG GIANG
f  “Tiều thuyết khoảng cách” biện hộ cho nghệ thuật Trung Quốc – CHU QUANG TIỀM

VẤN ĐỀ VĂN HỌC 
f Nhà thơ sống bằng gì?- TRẦN HOÀNG NHÂN
f Cớ sao gọi người Trung Quốc là “Tàu”? – AN CHI
f Tiểu thuyết sex; Ba xu hay nghệ thuật? – KHẢI TRÍ