Hàng rong Mỹ Tho xưa
Kha TiỆm Ly
Không biết
nghề bán ràng rong có từ đời nào nhưng chắc chắn nó xuất hiện từ xa xưa lắm,
Hàng rong là
những món hàng mà người bán phài gánh, phải bưng, phải đội, hay khá hơn là được
đẩy từ một chiếc xe hai bánh thô sơ… đi rong
từ chỗ nọ đến chỗ kia cho đến khi hết hàng thì mới quay về. Cũng là một gánh
xôi, nhưng với người bán phải còng lưng gánh đi khắp ngõ đường, và một người
ngồi tai chỗ ở một góc phố nào đó, thì trường hợp thứ nhất mới được gọi là
“hàng rong” mà thôi.. Nếu định nghĩa nầy được chấp nhận thì hàng rong đồng nghĩa
với “bán dạo”.
Đặc biệt của
hàng rong là người bán phải luôn miệng
rao hàng. Rao hàng không những là một tín hiệu cho người có nhu cầu … ăn uống
biết là món mình khoái khẩu đã tới, mà còn đánh thức tuyến nước bọt của người nghe. Đang lúc cơ
thể thiếu chất béo mà nghe giong lảnh lót kéo dài: “ Ai… ăn chè… đậu đen… nước
cốt dừa… đường cát ….ho…ong?”, hoặc đang lúc “mưa bay lất phất” lại nghe văng
vẳng ở đầu hẻm: “Ai… ăn … tàu hủ…
ho…ong?”, thì không mấy ai không liên tưởng đến chén tàu hủ bốc khói được chan
nước đường gừng mà chẳng chờ sẵn trước cửa hay lại không tốc mền ngồi dậy!
Với người nam
bán, thì tiếng rao lại thường cô đọng lại chỉ còn vài từ cộc lốc và chát chúa:
“Mía hấp! Mía hấp!”. “Tiếng rao” cũng có thể là… tiếng chuông rung leng keng ,
hay hai thanh tre gõ vào theo một nhịp điệu hai nhặt một khoan liên tục: “Cốc
cốc! Cốc! Cốc cốc! Cốc!....” của người bán cà rem hay anh “hủ tiếu gõ”! Dù vậy,
hiệu quả của nó không vì vậy mà suy suyễn!
Hàng rong
thường là những món thực phẩm để ăn chơi, ăn cho vui miệng, một loại quà ăn
vặt, cho nên chỉ đắt hàng với những thực khách có chút tiền rủng rỉnh; còn với
những tầng lớp ngày hai buổi còn lo chưa xong thì hàng rong không có đất dụng
võ!
Hàng rong ở Mỹ
Tho xưa so với ngày nay thì không được phồn thịnh hơn, nghĩa là ít mặt hàng
hơn, ít người bán hơn. Nhưng có những món và những nhân vật mà người bây giờ
nghe đến cũng phại ít nhiều ngạc nhiên, thú vị.