Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

PHỎNG VẤN (2)

G.G. Marquéz:

Vấn đề của mọi nhà văn là viết ra những câu chuyện có thể tin được



Gabriel José García Márquez (1927-2014) nhà văn người Clombia, ông được trao Giải Nobel văn học năm 1982. Márquez là chủ nhân của các tác phẩm lừng danh : Tình yêu thời thổ tả, Trăm năm cô đơn. Ông là đại diện tiêu biểu  của nền Văn học Mỹ Latin,  thi pháp tác phẩm của ông là sự kết hợp  giữa các yếu tố hiện thực và hoang đường đã tạo ra một hệ thẩm mỹ đặc biệt mà các nhà nghiên cứu, lý luận, gọi là Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism), một sản phẩm đặc thù của Mỹ Latin hiện đại. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết dưới đây để bạn đọc hiểu thêm về tác giả vĩ đại này.
Bài phỏng vấn Gabriel García Márquez dưới đây do Peter H.Stone thực hiện và được đăng lần đầu trên tạp chí The Paris Review, số Mùa Đông năm 1981. Trong bài phỏng vấn này, García Márquez chia sẻ nhiều câu chuyện về hành trình đến với nghề viết văn, mối liên hệ giữa công việc của một tác giả sáng tác hư cấu với công việc của một ký giả mà ông vẫn luôn theo đuổi, quan niệm của ông về trào lưu “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” vốn thường gắn liền với tên tuổi của ông, những nguồn ảnh hưởng quan trọng đến văn chương của ông… Qua đó, có thể thấy, như hầu hết các nhà văn lớn, văn chương của Gabriel García Márquez vừa là kết quả một sức tưởng tượng phi thường, độc đáo, vừa luôn thể hiện một ý thức can dự vào thực tại.
*
Peter H. Stone: Ông bắt đầu viết như thế nào?
Gabriel García Marquéz: Bằng việc vẽ. Vẽ những tranh hoạt họa. Trước khi biết đọc hay biết viết, tôi đã từng vẽ những tranh hí họa ở trường và ở nhà. Điều thú vị mà giờ tôi mới nhận ra là hồi ở trường trung học, tôi đã có tiếng là người biết viết văn dù trên thực tế, tôi không viết bất cứ thứ gì. Nếu cần phải viết tập san hay đơn thư gì đó, tôi là người sẽ làm việc ấy vì tôi được mặc định như một người viết văn. Khi vào đại học, tôi dường như đã có một nền tảng văn chương, có lẽ trên mức trung bình so với bạn bè. Tại trường đại học ở Bogotá, tôi bắt đầu kết bạn mới và có những mối quen biết mới, những người đã giới thiệu tôi với những nhà văn đương thời. Một đêm, một người bạn cho tôi mượn một tập truyện ngắn của Franz Kafka. Tôi trở về nhà trọ và bắt đầu đọc Hóa thân. Dòng đầu tiên của tác phẩm dường như hất tôi ra khỏi giường. Tôi kinh ngạc quá đỗi. Dòng đầu tiên ấy thế này: “Buổi sáng hôm đó, khi Gregor Samsa tỉnh dậy sau một giấc mơ khó chịu, anh ta thấy mình đã biến thành một con bọ khổng lồ trên giường…” Khi đọc câu văn đó, tôi tự nhủ mình chưa từng biết bất cứ ai được phép viết ra những thứ giống như thế. Nếu biết, có lẽ tôi đã bắt đầu viết lách từ lâu rồi. Vì thế, ngay lập tức, tôi bắt đầu viết các truyện ngắn. Chúng là những truyện ngắn thiên về chất tri thức vì tôi viết chúng trên cơ sở kinh nghiệm văn chương của mình và chưa tìm thấy mối liên hệ giữa văn chương và đời sống. Những truyện ngắn của tôi được in trên phụ san văn chương của tờ El Espectador ở Bogota và ở thời điểm ấy, chúng thu được thành công nhất định – có thể là vì không ai ở Colombia viết những truyện ngắn thiên về chất tri thức như thế. Sau đó, tôi viết những truyện về đời sống ở nông thôn và đời sống xã hội. Khi viết những truyện ngắn đầu tiên, tôi được người ta nhận xét rằng tác phẩm của tôi chịu ảnh hưởng từ Joyce.
* Khi đó ông đọc Joyce chưa?

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

SÁNG TÁC CỦA BẠN VĂN (4)


TRÚC THANH TÂM


Dòng đời luân chuyển

Yêu cho đi nhận về từ phía khác
Tiếng thời gian bay bổng giữa xa xôi
Ly rượu mời có người khóc kẻ cười
Trên năm tháng chia đôi lời từ tạ 

Lạnh mùa đông cớ sao tàn nhẫn quá
Đủ làm đông vết máu của thương đau
Đủ làm quên giây phút nụ hôn trao
Đủ làm chết dung nhan trong khoảnh khắc 

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

THƯ GỬI BẠN BÈ (4)

KV đã gửi qua email Gác Văn số 78 đến các bạn văn trong danh sách nhận thường xuyên

MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 78 

DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Giải thưởng văn học về đề tài công nhân và Công đoàn Việt Nam
f Gian nan tủ sách Việt tại Paris
f Miền xanh thẳm nhận giải sách hay
f 6 nhà văn lọt vào chung kết Man Booker 2014
f Siêu “đạo” thơ ngày nay – NGUYỄN THỊ MAI
f Nghĩ gì về 2 đoạn thơ gần như giống nhau!
f Nhà văn viết tiểu thuyết trong 24g qua Việt Nam

PHỎNG VẤN
f Phải dùng đến những thứ ngoài văn học thì... vứt! – THỦY LÊ phỏng vấn Phạm Xuân Nguyên
f Hạnh phúc khi được “va chạm” với tuổi thơ – KIM NGÂN phóng vấn Nguyễn Thái Hải
f Bùi Anh Tấn: tác phẩm của tôi không chỉ có đồng tính

NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH – VẤN ĐỀ VĂN HỌC 

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Ký 2014 (5)

Một ngày quanh vịnh Marina


KHÔI VŨ

Tập ký “Đảo quốc Sư tử biển” (đang viết) gồm 2 phần: phần 1 “Singapore trong mắt tôi” và phần 2 “Đi, ngắm nhìn & nghĩ”
MỘT NGÀY QUANH VỊNH MARINA là một bài trong phần 2.


Du khách đến Singapore, dù đi theo tour hay đi lẻ, đều thường tham quan một số điểm quen thuộc như: Công viên Sư tử biển, Nhà hát Sầu Riêng, Cầu Helix, khách sạn Marina Bay Sands, Vườn cây Marina By The Bay... Những cái tên vừa kể đều nằm quanh vịnh Marina...
Những chuyến đi trước, chúng tôi thường đi riêng lẻ mỗi lần một hai điểm trong số, còn lần này là nguyên một ngày vòng quanh vịnh Marina...
***

Lộ trình được chọn bắt đầu từ Công viên Sư tử biển (Merlion Park), nơi mà bất cứ du khách nào đến Singapore cũng được giới thiệu đến. Là “Biểu tượng chào đón du khách đến Singapore”, hàng năm Công viên Sư tử biển có tới trên 1 triệu du khách ghé lại tham quan. Như nhiều lần trước, khi đứng quan sát, chúng tôi ghi nhận được từ du khách nhiều “mẫu” tạo dáng chụp ảnh với tượng sư tử - không mới mà cũng chẳng hề bị coi là cũ: đứng nghiêng người há miệng sao cho khi vào ảnh giống như đang hớp vòi nước phun ra từ miệng tượng, đưa lòng bàn tay như đang hứng vòi nước...
Merlion được xem là biểu tượng của đất nước Singapore, là một con thú huyền thoại với đầu sư tử, mình cá đang cưỡi sóng. Có người giải thích đầu sư tử tượng trưng cho quá trình khám phá Singapore còn đuôi cá tượng trưng cho sự khởi đầu khiêm tốn từ một làng chài ven biển.

Tượng Merlion có chiều cao 8,6m, nặng 70 tấn được đúc bằng xi măng fondue bởi nghệ nhân Lim Nang Seng (đã mất). Ông cũng thực hiện bức tượng Merlion thứ hai chỉ cao 2m, nặng 3 tấn, đặt ở sau lưng tượng Merlion chính. Căn cứ vào kích thước mà người ta thường gọi tên để phân biệt: Sư tử Cha (ở đảo Sentosa), Sư tử Mẹ (tượng Merlion chính) và Sư tử Con. Trừ tượng Sư tử Cha, cả hai tượng Merlion Mẹ và Con đều được lắp đặt máy bơm để phun nước suốt ngày đêm.
Thời gian đầu, tượng Merlion Mẹ và Con được đặt tại cửa sông Singapore, đối diện với khu dạo bộ Elizabeth Walk. Sau đó, cả hai tượng này được dời đến một công viên mới xây có diện tích 2.500m2, nằm bên cạnh khu hộp đêm One Fullerton cho đến ngày nay.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (7)

Giải Sách Hay xin lỗi vì vinh danh 

cuốn sách 'tái bản cẩu thả'



Ông Bùi Văn Nam Sơn - thành viên hội đồng xét giải - gọi việc trao giải nhầm cho tác phẩm tái bản từ cuốn sách của nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi là "tai nạn buồn, đáng tiếc".
Ngày 11/9, tại TP HCM diễn ra Lễ trao giải Sách Hay 2014. Đây là giải thưởng sách thường niên nhằm tôn vinh văn hóa đọc, do Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) thực hiện. Hội đồng xét giải trao 13 giải Sách Hay thuộc 7 lĩnh vực (nghiên cứu, giáo dục, kinh tế, quản trị, thiếu nhi, văn học, phát hiện mới). Ở mỗi lĩnh vực, ban tổ chức chia thành hạng mục sách viết, sách dịch.
Trong hạng mục sách viết, lĩnh vực nghiên cứu, hội đồng trao giải cho cuốn Văn hóa tộc người Việt Nam, tác giả Nguyễn Từ Chi (NXB Thời Đại và tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật ấn hành, 2013).
Gần một tuần sau khi giải công bố, nhiều người trong giới học thuật, nghiên cứu, phản ánh, Văn hóa tộc người Việt Nam là cuốn tái bản rất cẩu thả, nội dung kém, đáng bị xem là "thảm họa" so với tác phẩm gốc. Bản in lần đầu tiên của cuốn sách này mang tên Góp phần nghiên cứu Văn hóa và Tộc người (NXB Văn hóa Thông tin và Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật, 1996).
Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, thành viên nhóm tác giả sưu tầm và tập hợp tư liệu để xuất bản cuốn sách gốc năm 1996, chỉ ra nhiều chỗ cẩu thả của bản sách do NXB Thời Đại ấn hành năm 2013, như: tên sách và bìa sách bị thay đổi vô tội vạ, cắt bỏ toàn bộ phần hai mang tên "Trong tình cảm đồng nghiệp" với 13 bài viết của 13 tác giả là bạn bè, đồng nghiệp và học trò của nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi... Ngoài ra, nhóm tác giả sưu tập để thực hiện cuốn sách gốc chia sẻ với báo chí, NXB Thời Đại tái bản sách mà không hỏi ý kiến họ.
5 người thực hiện việc chọn và trao giải Sách Hay ở thể loại sách nghiên cứu là: nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, giáo sư Chu Hảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Nghị, phó giáo sư Trần Hữu Quang và nhà thơ Inrasara. Trước thông tin về sai sót, thay mặt hội đồng trao giải, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, cho biết: 

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

SÁNG TÁC CỦA BẠN VĂN (3)

Ông Ba Rạch Đùng 



tRUYỆN NGẮN CỦA DƯƠNG DỨC KHÁNH


Lão Ba sinh thời thường hay kể, thuở ông già tía với ông nội lão tới khẩn đất đầu tiên ở cái xứ khỉ ho này lão còn ở truồng tồng ngồng. Tròng cái áo bằng bao bố tời lút đầu gối, ngồi bó rọ trên chiếc ghe tam bản dòm đỉa lội lềnh như bánh canh dưới con rạch đục ngầu. Đêm ngủ trên chòi còn nghe sấu nổi lên quẫy đùng đùng... Rồi sau này thành xóm thành làng có cái tên Rạch Đùng. Rồi không biết từ hồi nào, ai đó cắc cớ gắn vô cái tánh khí đùng đùng như lửa của lão, thành tên gọi tới giờ.
Lão qua đời nay hơn chục năm. Hồi giờ, bàn thờ lão chỉ thấy gọn hơ cái bát nhang với tấm bài vị thầy cúng viết bằng mực tàu. Dân ruộng rẫy quê mùa lớp lão hồi đó cả đời mới có dịp chụp hình (có người còn kêu “chớp bóng”) được một vài lần, đó là lúc đi mần thẻ căn cước. Cho nên, cái “thẻ bọc nhựa” của ai rủi ro hư hỏng thất lạc thì tới lúc mãn phần nhắm mắt, cháu chắt đời sau chẳng biết chi mặt mũi ông bà.
 Vậy mà mới hôm rày, con cháu lão được dịp mừng húm như cha ông mình tự dưng đội mả sống lại!
Số là bữa đó, có mấy ông cán bộ xã đi bằng tắc ráng vỏ lãi vô ấp lặn lội hỏi tìm nhà ông Ba Rạch Đùng. Ngôi nhà vách ván tuềnh toàng ọp ẹp dựng trên nền cũ bằng gạch tàu, còn những tấm đá vuông lõm tròn kê chân cột của loại nhà xưa. Bên chái đầu trên thấy còn đống ngói vụn lẫn trong đất và cỏ. Hiện anh Hai Lúng, con trai một của ông Ba đang ở thờ phượng cha mình. Đoàn dẫn theo một ông người Mỹ biết nói tiếng Việt lơ lớ, xưng tên là Rai Xơn. Theo ông Tám xã đội giới thiệu, hồi chiến tranh ông Mỹ đây đã từng đóng quân dài ngày ở Rạch Đùng này. Mấy chục năm nay Rai Xơn mới có dịp trở lại thăm, và đặc biệt là còn lưu giữ một bức ảnh về ông già Ba gần bốn chục năm về trước, nay muốn gửi tặng lại gia đình. Ông Mỹ mở cái sam-sô-nai lấy ra một khung hình trang trọng đưa ra trước mọi người: hình ông Ba đúng y chang không xê một nét! Nó không phải là thứ hình từ trong căn cước. Cũng không phải như hình chụp ở tiệm thường có thợ ngắm nghía, sửa sang, mà là một gương mặt ông già đang cau có, giận dữ chuyện chi đó. Nền bức ảnh lờ mờ như có nhiều người phía sau. (Lúc nãy ngoài ủy ban, ông Mỹ đã đưa ra, nói tấm ảnh này mấy chục năm trước đã từng “lên báo” bên Mỹ!). Đúng là gương mặt hay quạu quọ, nhăn nhó như gáo đờn của ông Ba hồi còn sống mỗi lần gặp chuyện rắc rối, bực tức... Anh Hai Lúng run run ôm tấm hình úp vô ngực kêu tía ơi, rồi rưng rưng đặt lên bàn thờ. Vợ anh ra bẻ mấy trái vú sữa bên chái nhà đặt lên, thắp hương. Mọi người, kể cả ông Mỹ đều lặng lẽ chắp tay xá xá.
Với cuộc thăm viếng chốc lát, với vốn liếng tiếng Việt kiểu “i tờ rít”, ông Mỹ Rai Xơn dù muốn cũng không thể giải thích đầu đuôi sự tình đã xảy ra cách nay ba mấy bốn chục năm rồi…
Nghe nói lúc trở ra ủy ban xã, ông Mỹ còn ngỏ ý định lần này quay về nước sẽ vận động với hội đoàn chi chi đó. Lần sau trở lại sẽ xin phép cất lại ngôi nhà thờ hệt kiểu nhà lão Ba hồi xưa nữa...
*
*     *
Sinh thời, lão Ba là người thiệt như cục đất. Vợ lão mất sớm. Có được thằng con trai là Hai Lúng cũng bị bắt quân dịch đưa tuốt ngoài Trung, nghe đâu Quảng Trị, Đông Hà chi đó, biệt tăm biệt tích. Lão sống một mình thui thủi. Cả đời lão chỉ quanh quẩn với mấy đám ruộng, quen tật la hét dậy đồng mỗi lần quất roi cày vô mông trâu, nên cái tánh nóng nảy như Trương Phi của lão làng trên xóm dưới ai cũng biết.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM (4)

Nhà văn Bùi Anh Tấn:

Tác phẩm của tôi 
không chỉ có đồng tính



Bùi Anh Tấn được coi như nhà văn mở đường cho dòng văn học đề tài đồng tính với tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà” – Giải A cuộc thi tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và Bình yên cuộc sống 1997.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.
Đã viết 15 tiểu thuyết cùng khoảng 100 tập kịch bản phim truyền hình. “Thám tử yêu” là tiểu thuyết mới nhất của anh do Phương Nam book ấn hành.

- Với tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà, “Bùi Anh Tấn đã là người đặt dấu mốc khơi nguồn cho dòng văn học đồng tính. Gần hai mươi năm sau, anh tiếp tục trình làng tiểu thuyết “Thám tử yêu” trên nền một cuộc tình giữa hai chàng trai. Bùi Anh Tấn viết về đồng tính để “giữ nghề” hay nó đã ngấm vào anh như một thứ nghiệp?
+ Giờ đây tôi cũng không biết nói sao về vấn đề này nữa, thời gian đầu là duyên nhưng có thể là nghiệp. Có lẽ nó “ngấm” vào người như thói quen mà bạn đã hỏi. Cũng đã từng có thời gian tôi “né” tránh đề tài bởi thấy mệt mỏi và lặp lại với những cung nhạc buồn của giới này. Tuy nhiên bạn đọc luôn mong muốn tôi đến với họ, chia sẻ nên cuối cùng tôi lại đến với họ thôi. Thật ra viết về đề tài này không là của “riêng” tôi như trước kia mà giờ rất nhiều tác giả viết, có những thành công, chưa kể chính những người trong giới này tự viết về mình nữa. Nhiều lúc tôi cũng tự nhận là mình “cũ” rồi.
- Đã từng kết hợp đề tài đồng tính và lịch sử ở “Bí mật hậu cung”, và lần này, với “Thám tử yêu” dường như lại có một sự kết hợp mới: đồng tính và trinh thám hình sự. Tôi thấy anh vẫn nỗ lực làm mới những trang viết của mình đấy chứ?
+ Thật ra chỉ là cách làm mới như bạn hỏi thôi. Làm nghề chúng ta đều hiểu rằng đáng chán nhất là sự lặp lại chính mình. Vâng, cũng đề tài ấy mà cứ mãi khóc than kể lể thì tôi nghĩ rằng tốt nhất đừng viết nữa. Và không riêng gì về đề tài này, đề tài khác cũng vậy. Cho nên từ “Bí mật hậu cung” cho đến “Thám tử yêu” tôi chỉ nỗ lực làm hấp dẫn thêm cho bạn đọc. Tôi muốn cung cấp một cái nhìn khác về những cung bậc thế giới khác để cống hiến cho bạn đọc…
- Vâng! Bạn đọc là yếu tố mà rất nhiều nhà văn quan tâm khi viết. Nhưng ở “Thám tử yêu”, tiểu thuyết mới nhất của anh, người ta không gặp những yếu tố mà họ nghĩ có thể gặp ở một cuốn sách có yếu tố đồng tính, chắc hẳn anh muốn tạo một hướng tiếp cận khác cho tác phẩm?

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (6)

Siêu “đạo” thơ thời nay!

NguyỄn ThỊ Mai

Va ri tôi nhn được tp thơ ca mt bn đc gi tng. Điu đáng nói là người gi tng không phi là tác gi tp thơ, cũng không h quen biết tác gi tp thơ y. Lý do anh gi tng là vì đã phát hin ra mt bài thơ trong tp thơ đó ging gn nguyên xi mt bài thơ ca tôi. Đó là tp thơ “Ni nim” ca tác gi Vương Cht, do nhà xut bn Văn hc n hành năm 2014. Tôi vi vàng tìm bài thơ ging bài thơ ca mình ra đc và kinh ngc v s liu lĩnh ca tác gi vô cùng. Sau đây xin đt hai bài thơ bên cnh nhau đ bn đc tin so sánh:

Thăm nhà Nguyn Bính

Nhà ông, ng đến đây ri
Căn nhà có du mng tơi xanh rn
Có con bướm trng cô đơn
Bay t hàng xóm sang vườn hoa chanh

Nhưng v…nào thy dâu xanh
Ba gian nhà trng vng tanh bóng người
Tơ vàng hàng xóm không phơi
Mong manh cánh bướm mt thi,
gi đâu?

Vườn nhà đã đn hàng dâu
Vuông hai thước đt thm sâu ni nim
Hương trm ngàn ngt cõi thiêng
Gieo câu lc bát xô nghiêng phn đi

Tm tm tri cũng mưa rơi
Run run con khn gi người thiên thu
Mt mai khut no sa mù
Xin thương ngn bút phù du dãi du.

Tưởng v than th được lâu
Ai hay ch dp miếng tru, em đi.
Nguyn Th Mai
(VNQĐ,  2 – 2003)

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - VẤN ĐỀ VĂN HỌC (3)

Sách hay lạc đường

TƯỜNG VY

Giải thưởng Sách hay 2014 vừa được trao, là một trong những giải thưởng sách trong nước còn hiếm hoi được bạn đọc quan tâm chú ý. Thế nhưng, dù chỉ mới trải qua 4 lần trao giải nhưng giải thưởng này đang nhận được cái nhìn nghi ngờ nhiều hơn là niềm tin của bạn đọc.

“Ăn mày dĩ vãng”
Giải thưởng Sách hay ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011, thời kỳ được coi là khủng hoảng của các giải thưởng sách trong nước. Có giải ở tầm quốc gia bị nghi ngờ chia nhau giải thưởng đến mức mà ngay cả chủ tịch của chính tổ chức trao giải cũng từ chối nhận giải. Giải ở địa phương thì bị kiện tụng là thiếu trách nhiệm, tùy hứng hay thậm chí là bè phái… Trong bối cảnh đó, những người sáng lập giải thưởng Sách hay mong muốn giải của mình không mắc phải các vấn đề của những giải thưởng khác và trở thành một giải thưởng tiêu chuẩn nhất cho sách ở Việt Nam. 
Thực tế, thời điểm ra mắt, có thể nói Sách hay là giải có thể lệ nghiêm khắc nhất như cấm trao giải cho tác phẩm có liên quan đến thành viên hội đồng xét giải dưới bất kỳ hình thức nào, tác phẩm được trao giải phải nhận được đồng thuận 100% chứ không quá bán như ở các giải khác… Thế nhưng, không ai ngờ rằng chính sự nghiêm khắc này lại góp phần không nhỏ khiến giải mất điểm trong lòng bạn đọc. 
Vậy tác phẩm văn học nào có thể dễ nhận được 100% chuyên gia tán đồng? Câu trả lời khá đơn giản, tác phẩm đã được cả thế giới công nhận là hay! Thế là ở lần trao giải đầu tiên, Hoàng tử bé của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry (bản dịch của Bùi Giáng) đoạt giải Sách hay! Trưởng ban giám khảo khi đó đã cho biết, trao giải như vậy để giúp bạn đọc biết rằng đó là một tác phẩm hay, nên đọc.
Một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam khi nghe tin này đã sửng sốt: “Chẳng lẽ cần phải có cái giải Sách hay đó thì người đọc mới biết Hoàng tử bé sao?”. Thế nhưng mọi việc không dừng lại, tại lần trao giải thứ 2 (2012), giải Sách hay tiếp tục trao cho Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez, và đến 2014 là Bắt trẻ đồng xanh của J. D. Salinger.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

CUỘC SỐNG MUÔN MÀU (5)

NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐÁNG YÊU 
CỦA U 19 VIỆT NAM
trong trận bán kết với U 19 Myamar (ngày 11/9/2014)

Tuấn Anh

Văn Toàn

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (5)

Kết qu cuc vn đng sáng tác văn hc v đ tài công nhân và công đoàn Vit Nam (2009-2014):


V THƠ
Gii Nht:
1-    Nhà thơ Đng Bá Tiến, tác phm Rng c tích.
2-    Nhà th
ơ Hoàng Vit Hng, tác phm Xóa và không xóa.
Gii Nhì:
1-    Nhà thơ Ngô Thế Trường, tác phm Mùa sương mui bin.
2-    Nhà th
ơ Lê Tun Lc, tác phm Đi tìm vàng. 
3-    Nhà th
ơ Trnh Công Lc, tác phm Mt tri đêm.
Gii Ba:
1-    Nhà thơ Bùi Nguyên Ngc, tác phm V đp phn chìm. 
2-    Nhà th
ơ Hà Linh, tác phm Nơi git mưa không đau. 
3-    Nhà th
ơ Nguyn Thy Kha, tác phm Nhng người bc vác.
4-    Nhà th
ơ Lê Th Mây, tác phm Khúc ca trm tích la. 
5-    Nhà th
ơ T Ngàn Ph, tác phm Trán đá.
Gii Tư:
1-    Nhà thơ Trn Đình Nhân, tác phm Người m. 
2-    Nhà th
ơ Nguyn  Minh Trí, tác phm Thành ph trái tim người th. 
3-    Nhà th
ơ Trn Th Kim Anh, tác phm Người đàn bà đi than. 
4-    Nhà th
ơ Bùi Kim Anh, tác phm Đi tìm gic mơ.
V VĂN XUÔI
Gii Nht:
1-    Nhà văn Trn Tâm, tác phm Đt bng. 
2-    Nhà văn Bùi Vi
t S, tác phm Dòng sông chi t.