Thân gửi các bạn văn
Sau sự cố đứt cáp quang và đã sửa chữa thành công thì KV không thể vào được trang blog của mình nữa. Các trang .blogspot khác của bạn bè mà KV liên kết cũng không cào được. Tìm hiểu thì được biết là nhà mạng VNPT mà KV sử dụng đã chặn đường vào blogspot.com. Lại tìm hiểu thêm thì gần đây mới biết cách "hóa giải" là phải thay đổi DNS trên máy vi tính của mình. Thế nhưng loay hoay mãi với hướng dẫn, nay mới thành công.
Do vậy từ hôm nay trang khoivudongnai.blogspot.com sẽ tiếp tục hoạt động như trước. Mời các bạn theo dõi.
Chúc năm mới Ất Mùi nhiều thành công và vui vẻ.
Khôi Vũ Nguyễn Thái Hải
Trò chuyện văn chương và thế sự với bạn bè & Giới thiệu sáng tác của Khôi Vũ / Nguyễn Thái Hải và bạn bè
Tìm kiếm Blog này
Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015
Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015
THƯ GỬI BẠN BÈ (14): GÁC VĂN SỐ 89
GIỚI THIỆU GÁC VĂN SỐ
89
DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Nhiều
sự kiện hấp dẫn trong Tuần văn học Nhật Bản 2014
f Báo
Văn Nghệ bàn giao chủ nhiệm Văn phòng miền Nam
f Tọa
đàm về hành trình tìm lại tác phẩm Phan Khôi
f Tạp
chí Văn nghệ Quân đội trao giải cuộc thi truyện ngắn 2013-2014
f Quỳnh
Dao thắng kiện nhà biên kịch Vu Chính – Hải Lan
f Mạc
Ngôn viết tiểu thuyết chống tham nhũng
f Công
bố giải thưởng Costa Book 2014
NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH
f 55
năm di cảo Phan Khôi – Hành trình và kỷ niệm – PHAN NAM SINH
VẤN ĐỀ VĂN HỌC
f NHỮNG
NHẬN ĐỊNH KHÁC NHAU VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM NĂM 2014:
f 10
sự kiện văn học nổi bật trong nước năm 2014 – VĂN NGHỆ
f Văn
học 2014 – Một năm sôi động – PHONG ĐIỆP
f Những
sự kiện văn học nghệ thuật 2014 (Trích) – VIÊN AN
f Một
năm trên giá sách – INRASARA
f Nguyễn
Huy Thiệp: Văn chương V iệt Nam
như bóng đá Hàng Đẫy!
Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015
Vấn đề văn học (12): NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN HỌC NĂM 2014 (TIẾP THEO)
NHỮNG NHẬN ĐỊNH KHÁC NHAU VỀ
VĂN HỌC VIỆT NAM NĂM 2014
Kỳ 2
PHONG ĐIỆP
Văn học 2014
- một năm sôi động
Năm 2014 được ghi nhận là một năm sôi động
của văn học Việt Nam .
Nhiều hoạt động hợp tác giao lưu văn học trong và ngoài nước đã diễn ra
sôi nổi. Nhiều cuộc thi văn
học đã diễn ra trong năm: Cuộc vận động sáng tác đề tài kháng chiến và cách
mạng đã thu hút hơn 100 tác phẩm tham gia; cuộc thi tiểu thuyết đề tài kháng
chiến cách mạng được nhiều nhà văn quan tâm; cuộc thi truyện ngắn của Văn nghệ
quân đội hứa hẹn nhiều bất ngờ; cuộc thi văn học tuổi 20 lần thứ tư đã thu hút
được nhiều tác giả trẻ tiềm năng; cuộc thi văn học công nhân góp phần khuấy
động một đề tài văn học lâu
nay có phần chìm lắng trong đời sống văn chương;… Cũng trong năm 2014, Trung
tâm dịch thuật của Hội nhà văn chính thức ra mắt, đánh dấu một bước quan trọng
trong việc quảng bá văn học Việt Nam nói riêng, quảng bá hình ảnh Việt Nam nói
chung ra thế giới.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm
một số vấn đề tiêu biểu của đời sống văn học trong năm 2014.
Tiểu thuyết – tiếng nói của thời đại
Cuộc
thi tiểu thuyết lần thứ 4 của Hội nhà văn Việt nam đang là một trong những tâm
điểm được chú ý của đời sống văn học năm 2014. Cuộc thi mở rộng mọi đề tài, và đặc biệt chú ý tới
những tác phẩm viết về chiến tranh cách mạng và sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đến ngày 31-10, Ban tổ chức đã
nhận được 170 tác phẩm dự thi của 143 tác giả. “Điểm danh” những tác phẩm dự
thi, có thể nhận thấy sự xuất hiện của nhiều nhà văn “gạo cội” như: Nguyễn Bảo với Đỉnh máu; Phạm
Quang Đẩu với Đánh đu
cùng số phận; Ma Trường
Nguyên với Phượng hoàng núi; Bùi Bình Thi
với Odessa một cuộc tình ; Nguyễn
Quang Hà với Đất thánh; Lại Văn Long với Người khổng
lồ đội mồ kể chuyện; Kiều Vượng với Bão không có gió; Hồ Sĩ Hậu với Dòng sông mang lửa ;
Nguyễn Bắc Sơn với Gã tép riu… Bên
cạnh đó, sự xuất hiện của những tác giả trẻ cũng hứa hẹn sẽ tạo ra “làn sóng mới”
cuộc thi lần này; đó là: Nguyễn
Danh Lam với Cuộc đời ngoài
cửa ; Đặng Thiều Quang với Săn cá thần; Uông Triều với Sương mù tháng
giêng; Trần Đức Tĩnh
với Đối cực; Nguyễn Đình Tú với Hoang Tâm, Xác
phàm; Nguyễn Văn Học
với Khi vết thương nằm xuống, Hỗn danh; Đoàn Bảo Châu với Tầm xuân …
Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015
Vấn đề văn học (11): NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN HỌC NĂM 2014
NHỮNG NHẬN ĐỊNH KHÁC NHAU VỀ
VĂN HỌC VIỆT NAM NĂM 2014
(1/3 KỲ)
10 sự kiện văn học
trong nước nổi bật năm 2014
VanVN.Net
Năm 2014 đã thực sự khép lại với nhiều sự
kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế của Hội Nhà văn Việt Nam .
Đây cũng là năm ghi đậm dấu ấn của nhiệm kỳ khóa VIII với những nỗ lực, những
bứt phá nhằm khẳng định vị thế quan trọng của Hội cũng như sứ mệnh lịch sử của
các nhà văn - những người làm công việc lao động chữ nghĩa đối với nền văn học
nước nhà - Họ đang góp phần giữ đúng nhịp, đúng cốt cách của một nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc trước xu thế toàn cầu hóa. Dưới đây là 10 sự kiện văn
học nổi bật trong năm 2014 (được sắp xếp theo trình tự thời gian, do Báo Văn
nghệ bình chọn).
1. Ngày thơ Việt Nam - 2014: Gắn kết lòng tự hào dân
tộc (Rằm tháng Giêng năm Giáp Ngọ - 2014)
“Ngày
thơ Việt Nam ”
lần thứ 12 với chủ đề “Mùa Xuân đất nước: Từ Điện Biên đến Trường Sa” diễn ra
tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Đây
chính là sự kiện mở đầu cho chuỗi những hoạt động văn học đầy sôi động trong
năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam .
Ngày thơ được đánh giá là đã kế thừa và phát huy chủ đề của Ngày thơ Việt Nam
lần thứ 11 năm 2013. Đồng thời cũng là một ngày hội lớn, là nơi gặp gỡ, sẻ chia
và khơi dậy tình yêu thi ca; thắp sáng tình yêu quê hương đất nước trong hàng
triệu triệu trái tim người dân Việt Nam khắp trong và ngoài nước. Sau
ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu, nhiều đêm thơ, lễ hội thơ đã được các hội VHNT
tại 63 tỉnh thành trong cả nước tổ chức, góp phần khơi dậy nhiều cảm hứng sáng
tạo trong mỗi người làm công việc lao động chữ nghĩa, báo hiệu một mùa văn
chương phía trước với nhiều thành quả rực rỡ.
2. Ra mắt Trung tâm dịch văn học Việt Nam (Tháng
5/2014)
Trung
tâm dịch văn học Việt Nam
do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đảm nhận chức vụ Giám đốc. Trung tâm ra đời xuất
phát từ thực tế đời sống văn học của đất nước, đáp ứng nhu cầu quảng bá và giao
lưu văn hóa Việt Nam
với thế giới.
Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015
SÁNG TÁC CỦA BẠN VĂN (6): HỒ KIÊN GIANG
HỒ KIÊN GIANG
Trên núi Tưk-cot
Cơm chiều xong, Hiếu dặn anh em nghỉ ngơi
dưỡng sức để mai làm việc, rồi anh cuộn tròn cái võng cặp nách, xách bọc cá khô
với chai nước mắm Phú Quốc men theo đường mòn dưới chân núi Tưk-cot tới nhà ông
Chanh Đa.
Nói nhà cho sang chứ thật ra chỉ là một
cái chòi dựa vào chân núi, mái và vách được che chắn tạm bợ bằng lá thốt nốt,
nằm trên một phiến đá rộng chừng mười mét vuông, trước cửa vài cây thốt nốt cao
lêu nghêu. Ông Chanh Đa gần bảy mươi tuổi, dáng ốm nhom, lòng khòng, da đen
thui, mốc sì. Mái tóc xoăn nhiều năm không được cắt tỉa, chải chuốt rối bù như
mớ bòng bong, càng làm gương mặt hốc hác của ông nhỏ lại, khắc khổ. Duy chỉ có
đôi mắt, nhìn đâu là đứng yên đó, không chớp, như thể muốn ăn tươi nuốt sống
đối phương. Hồi mới gặp ông lần đầu ở chùa Tưk-hau, Hiếu đã rợn tóc gáy vì cái
nhìn trắng dã của ông, nhưng sau khi nghe vị sư cả nói: “Ông ta không hại ai
đâu. Ông ấy sống một mình, ít tiếp xúc với mọi người nên mới vậy!”, Hiếu cảm
thấy thương xót ông!
Ông Chanh Đa nằm tòn ten trên võng đan
bằng dây chuối mắc vào hai cây thốt nốt. Ông mặc quần bà ba đen, cởi trần. Trên
cổ đeo chiếc nanh gì đó bằng ngón tay út, trắng hếu, chắc để làm bùa chú trừ tà
ma. Chiếc khăn rằn quấn hờ hững trên đầu, một đoạn khăn lọt qua kẽ võng cứ phất
phơ theo từng nhịp đưa. Hiếu gật đầu chào ông. Ông nhìn Hiếu, bờ môi dày, thâm
đen khẽ động đậy:
- Chú mới qua? - ông nói tiếng Khơ-me
nhưng lại không xưng hô bằng cách của người bản xứ mà theo kiểu của người Việt.
Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015
THƯ GỬI BẠN BÈ (13): Giới thiệu GÁC VĂN SỐ TÂN NIÊN 2015
MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 88
(Tân niên 2015)
DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Hội
nghị công tác văn học 2014
f Danh
sách 50 tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
f Cửa
rộng – hẹp và cái danh hội viên
f Về
một vài dư luận xung quanh việc xét kết nạp tân hội viên Hội Nhà văn VN năm
2014
f TP
Hồ Chí Minh triển lãm hơn 20.000 đầu sách thiếu nhi nhân mùa Noel
f Làng
sách năm qua: Buồn ơi là sầu!
f Lại
thêm một từ điển “kinh dị”
f Kết
quả cuộc thi truyện ngắn 2013 – 2014 Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội
f Tác
giả trẻ được đánh giá cao
NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH
f Sức
hấp dẫn của văn xuôi phi hư cấu – HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
f Goncour
2014: Đừng khóc hay là những triết lý về tội ác của chiến tranh? – TRẦN HUYỀN
SÂM
f Nhà
văn và “những cái khó” – BÙI CÔNG THUẤN
VẤN ĐỀ VĂN HỌC
f Phê
bình hay ném đá?
f Sai
chính tả: Chuyện nhỏ? – ĐOÀN ĐẠT
Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015
DỌC ĐƯỜNG VĂN (17): XUNG QUANH VIỆC XÉT KẾT NẠP HỘI VIÊN HỘI NVVN
Về
một vài dư luận xung quanh việc xét kết nạp Hội viên mới (2014) của Hội Nhà văn
Việt Nam
VanVN.Net
Vừa qua trên báo Đại Đoàn Kết và một số
trang báo mạng xuất hiện vài ý kiến về việc xét kết nạp Hội viên Hội Nhà văn
Việt Nam
năm 2014. Nhìn chung, dư luận rộng rãi đều cho rằng những năm trước đây chất
lượng kết nạp Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam đều rất tốt, cũng có những
trường hợp đáng tiếc xảy ra với một vài trường hợp do không đủ số phiếu bầu,
hay những trường hợp chỉ thiếu một phiếu mới đủ tỉ lệ quá bán cũng chưa được
xem xét lại. Quy trình xét kết nạp Hội viên từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến việc
xem xét bỏ phiếu ở các Hội đồng chuyên môn đều được tuân thủ nghiêm ngặt. Để
làm rõ hơn những ý kiến này, phóng viên VanVN.Net có cuộc phỏng vấn trực tiếp
với ông Nguyễn Hoa, Ủy viên BCH, Trưởng Ban công tác Hội viên của Hội Nhà văn
Việt Nam.
PV: Trên
báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 24.12.2014, có đăng bài “Cửa rộng – cửa hẹp và cái
danh hội viên” của tác giả Vi Cầm (sau đó được một vài trang báo mạng trích dẫn)
có nêu một vài ý kiến về việc rộng – hẹp trong việc kết nạp Hội viên của Hội
Nhà văn Việt Nam, là Trưởng Ban công tác Hội viên, ông bình luận gì về điều
này?
Nhà thơ Nguyễn Hoa:
Tiêu chí và quy trình kết nạp Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam là rõ ràng,
được ghi rõ trong điều lệ của Hội. Hội luôn đánh giá cao việc có rất đông những
người viết văn làm thơ, nghiên cứu phê bình và dịch thuật văn học là người Việt
Nam tán thành tôn chỉ mục đích của Hội, chấp nhận điều lệ Hội, luôn phấn đấu để
có nhiều sáng tác, nhiều công trình nghiên cứu có chất lượng tốt để được trở
thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Vì thế, danh sách những người có đầy đủ
điều kiện tối thiểu (có hai tác phẩm được xuất bản thành sách), làm đầy đủ hồ
sơ gửi về xin được kết nạp Hội luôn kéo dài. Năm 2014 có tới 616 hồ sơ. Việc
hằng năm BCH Hội Nhà văn Việt Nam
thường chỉ xét kết nạp được vài chục trường hợp là rất bình thường. Rộng hay
hẹp là do yêu cầu về chất lượng của đội ngũ những người xin tham gia vào Hội ở
thời điểm đó. Hội Nhà văn là một Hội chuyên ngành sâu về văn học, nên có những
yêu cầu cao về chất lượng là điều tất yếu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)