Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Ký 2014 (3)

Đất nước Phù Tang: 
Bốn ngày đêm ngắn ngủi (Tiếp theo)

PHỐ XÁ & KHU MUA SẮM


THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH VÀ THỦ ĐÔ

Đi trên đường ở thành phố Tosu, tỉnh Saga, tôi bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà thấp tầng, hầu như mái nhà đều lợp ngói màu nâu đen, vách sơn màu vàng hoặc trắng. Có khá nhiều mái nhà được gắn pin mặt trời để lấy điện tiêu dùng. Một ngôi nhà nọ phía bên hông có gara trên cao với một chiếc xe hơi đậu trên đó!
Trên đường phố nơi đây xe cộ lưu thông không nhiều, chủ yếu là xe hơi các loại, rất ít gặp xe gắn máy, thỉnh thoảng mới thấy các cụ già hoặc trẻ em đi xe đạp. Giao thông áp dụng theo kiểu Liên hiệp Anh: xe chạy phía trái, tài xế ngồi ghế phải sau tay lái. Mà xe cộ chạy thong thả, chẳng thấy vẻ vội vã nào! Cô hướng dẫn viên nói: “Vì đây chỉ là một tỉnh nhỏ”.
***

Đến Tokyo, trên đường từ sân bay vào trung tâm, phố xá hiện ra với nhiều khác biệt. Hai bên đường có nhiều tòa cao ốc. Xe cộ cũng chạy nhiều hơn trên đường. Con số 13 triệu dân, 10% dân số Nhật tại thủ đô dễ hình dung đến sự chen chúc, chật chội, vội vã... Có một lúc xe chở chúng tôi chạy chậm hẳn. Ông giám đốc chủ nhà giải thích: “Hôm nay là ngày 25, là ngày lãnh lương của chúng tôi. Vì vậy xe cộ đi lại đông hơn mọi ngày vì mọi người đi lại để lãnh lương hoặc mua sắm”.

Sáng ngày đầu đi tham quan Tokyo, trời mưa lâm râm. Ngoài đường phố, những người đi bộ - chắc là đến nơi làm việc – hầu như đều che dù. Người đi xe đạp cũng che dù bằng một tay, tay còn lại cầm lái. Suốt mấy cây số đường, tôi chỉ gặp một viên cảnh sát giao thông đứng ở góc một ngã tư đường là mặc áo mưa màu trong suốt bên ngoài cảnh phục!
Dường như người Tokyo nào cũng vội vã. Tôi nhìn theo bước chân của thanh niên nam nữ, họ bước dài về phía trước; nhưng nhiều ông bà lớn tuổi cũng thế! Hiếm lắm mới gặp một nhóm đôi ba người, cùng phái hoặc khác phái, già hoặc trẻ, đi bộ thong thả. Đàn ông ra đường hầu như đều mặc veste màu đen còn phụ nữ thì mặc váy. Ít thấy họ xuất hiện trong giờ làm việc nhưng vào thời điểm tan tầm thì đường phố đầy người.
Xe buýt có trạm, xe tắc xi cũng có trạm. Phía trước một khu mua sắm lớn, tôi chứng kiến 4, 5 chiếc tắc xi nối đuôi nhau đợi khách. Khách từ khu mua sắm bước ra là tới ngay cửa xe đậu ở vị trí đầu tiên. Xe này vừa lăn bánh thì chiếc thứ nhì tiến lên thay chỗ.
Một hôm đi ăn tối, xe đưa chúng tôi tới một đường phố rất đẹp. Từ xa đã nhìn thấy ánh đèn sáng rực cả hai bên đường. Cả hai lề đường, những trụ đèn được đặt gần nhau, cách khoảng hơn chục mét. Thân cột đèn thiết kế hình vuông, khoảng hơn 1m phía dưới được ốp đá, còn lại phía trên là một chuỗi đèn năng lượng mặt trời cho tới đỉnh. Trên đỉnh và gần đỉnh có 2 nhánh đèn màu cam. Nhà cửa hai bên đường, ánh sáng đèn cũng được thiết kế theo chiều dọc, đồng bộ với đèn đường, tạo nên một sự lạ mắt hấp dẫn.


AI CŨNG MUA SẮM!

Thật vậy! Vì chẳng lẽ mang tiếng là đi ra nước ngoài mà khi trở về không có món quà gì! Nhưng đi Nhật thì mua gì, ở những đâu? Với những du khách có khả năng tài chính hạn chế như tôi thì đây phải là việc cần tính toán kỹ.
Thời gian ở Nhật tuy ngắn ngủi, nhưng chúng tôi cũng được đặt chân đến nhiều khu mua sắm lớn, nhỏ khác nhau. Có nơi như Diver City ở tỉnh Fukuoka có đến 7 tầng, xây dựng trên phần đất lấn biển. Hướng dẫn viên giới thiệu rằng đây là khu mua sắm quà tặng vì giá cả vừa túi tiền du khách, lại có cửa hàng Daiso bán hàng 100 Y. Tuy nhiên tại cửa hàng này, tôi chỉ thấy một quầy nhỏ bán hàng 100 Y, còn thì tùy mặt hàng mà có giá khác nhau.
Trái với Diver City, tại khu mua sắm Ginza, chúng tôi chỉ làm một việc là “ngắm hàng” vì ở đây toàn hàng hiệu, giá cả cao ngất ngưởng. Chẳng hạn cà vạt có giá 40.000 Y (10 triệu đồng), vali kéo 200.000 Y (40 triệu), đồng hồ 400.000 Y (80 triệu)... Khu mua sắm này nằm trong một tòa nhà lớn trên một con đường chính ở Tokyo, phía trước cửa có đặt tượng hai con sư tử rất to, có lẽ còn lớn hơn thực tế, chế tác bằng đá đen, nhìn thật uy dũng và sang trọng! Ngồi nghỉ chân dưới bệ đặt tượng, tôi cứ nghĩ như hai con vật này còn ngầm nói với du khách: ít tiền thì đừng hòng mua sắm ở đây! Thực ra, ít tiền vẫn có chỗ mua: ấy là tầng hầm có bán đủ loại bánh kẹo với giá cả thông thường...
Điều lạ với tôi là các nơi mua sắm còn có trên đường dẫn vào các ngôi đền. Trên đường vào đền Dazaifu (Fukuoka) có một phố mua sắm dài vài trăm mét. Phía trước đền Asakura Kannon (Tokyo) cũng có hai dãy cửa hàng. Tuy nhiên, hàng bán ở các nơi này chủ yếu là hàng lưu niệm dành cho du khách, bánh kẹo...  Đây chính là khu mua sắm Nakamise.
Dù sao thì vẫn có hai khu mua sắm mà tôi nhớ nhiều hơn. Đó là khu mua sắm Tosu (tỉnh Saga) và khu Akihabara (Tokyo)


Khu mua sắm ở Tosu

Vì ngày đầu tiên đoàn chúng tôi đến thành phố Tosu của tỉnh Saga để tham quan bảo tàng và nhà máy sản xuất cao dán Salonpas nên khu mua sắm Tosu là nơi chúng tôi được đưa đến để “ngắm hoặc mua sắm tùy thích”.
Đây là một khu mua sắm cấp tỉnh nên khuôn viên khá rộng rãi, bù lại, khách đến không nhiều. Cả khu vực nằm phía bên kia con đường chạy quanh dưới một ngọn đồi. Cổng vào và tường rào bao quanh khiến thoạt nhìn, có cảm giác đây là một thành trì thời phong kiến. Ngược lại với cảm giác ban đầu ấy, bên trong khu mua sắm Tosu toàn là những cửa hàng cao cấp bán hàng hiệu! Các cửa hàng này được nối với nhau thành một vòng theo hình oval. Đi dạo quanh, du khách vừa ngắm hàng hóa vừa được nghe nhạc phát qua hệ thống loa khắp khu mua sắm. Ngay cổng vào là một khu ăn uống Food Course, vắng khách. Sát cổng có một khu riêng biệt dành cho những người hút thuốc lá mà tôi chứng kiến có cả những phụ nữ đến ngồi.
Quả đồi đối diện khu mua sắm là một bãi đậu xe rộng. Nơi đây cũng có bến xe bus và bến tắc xi. Ngồi ở trạm đợi hai mươi phút, tôi đếm được 2 chuyến xe buýt dừng trạm, mỗi chuyến chỉ có 6,7 người lên xe. Tắc xi chỉ có một chiếc đậu gần đó, không có khách nào. Có khoảng trên 20 xe hơi cá nhân đậu trên bãi đậu xe này, toàn là xe nhỏ và có mấy kiểu xe rất xấu!
Ngay đầu cầu thang dẫn lên bãi đậu xe có hai máy bán nước giải khát tự động. Hầu như khách nào ra đây cũng bỏ tiền xu để mua nước uống trong khi chờ xe buýt hoặc trước khi ra xe hơi cá nhân của mình.

Khu mua sắm Akihabara

Các trang web giới thiệu du lịch Nhật hầu như đều giới thiệu về khu mua sắm này. Tên đầy đủ của nó là Yodobashi Akiba, chuyên bán hàng điện tử.
Đây quả là một khu mua sắm rộng lớn với 7 tầng bán hàng. Từ tầng này qua tầng kia đều có thang cuốn lên – xuống, nhưng do mặt bằng mỗi tầng khá rộng, lại có nhiều cửa hàng nên khách phải chú ý mới tránh được cảnh đi lòng vòng tìm thang cuốn.
Bảo là khu mua sắm hàng điện tử nhưng nơi đây vẫn có một số mặt hàng không phải “điện tử”: vali kéo, hàng lưu niệm, bánh trái... Laptop, máy tính bảng, máy ảnh, điện thoại, dụng cụ y khoa điện tử... đủ chủng loại, mẫu mã, khách tha hồ chọn. Có một điều cần phải lưu ý là hàng sản xuất ở Nhật dùng điện 110 volt. Vì thế người nào “lơ mơ” mua về Việt Nam cắm vào hệ thống điện 220 volt là gặp sự cố ngay! Mua vali cũng cần lưu ý vì tuy hàng bán trên đất Nhật nhưng là hàng có nguồn gốc nhiều nước khác nhau, phần lớn là hàng Trung Quốc. Tôi hỏi một cửa hàng bán vali sản xuất chính gốc Nhật thì được hướng dẫn đến xem ở một góc chỉ trưng bày chưa đến chục sản phẩm so với tổng số hàng trăm!
Theo quy định thì ở đây có một số hàng hóa được miễn thuế. Ngoài ra, du khách xuất trình hộ chiếu khi trả tiền với tổng trị giá trên 10.000 Y, đương nhiên được trừ 10% (Máy đo huyết áp hiệu OMRON giá đề 15.800Y, chỉ phải trả trên 13.000Y)
Không mua sắm nhiều, tôi có dịp theo chân ông Giám đốc người Nhật cùng một số du khách có nhu cầu riêng, đi bộ qua vài đường phố đến một tiệm bán sơ mi. Tiệm nhỏ chừng vài mươi mét vuông, tên là AOKI, bán hàng hiệu sơ mi của Indo, Nhật và cả... Việt Nam! Quần áo ở đây được may sẵn theo kích thước vòng cổ và chiều dài tay (khác với Việt Nam) nên đáp ứng được nhiều khách hàng hơn. Giá áo trung bình khoảng 3.000 Y / cái (khoảng 600.000 đồng). Ngoài áo sơ mi, ở đây cũng bán dây nịt đàn ông đủ loại. Phía ngoài tiệm là nơi bán hàng đồng giá (dưới 1000 Y / áo hoặc quần) nhưng ít thấy người ghé lại chọn mua.



Ghi vỤn trên đưỜng

1. Ở góc phố đối diện đền Kannon, tôi đứng đợi những người trong đoàn tham quan đền xong, ra tập trung để di chuyển đến điểm tiếp theo. Góc đường có cửa xuống ga tàu điện ngầm và ngay đó là nơi dành cho những người hút thuốc. Nhiều người đàn ông, đàn bà từ dưới hầm bước lên, đứng lại hút những điếu thuốc, bỏ cuống điếu thuốc vào thùng rác rồi tiếp tục đi. Ông Giám đốc Nhật của đoàn chúng tôi là một người “ghiền hút thuốc”, ông cầm điếu thuốc, rít những hơi thuốc với phong thái rất ung dung của một người thưởng thức và vui thú. Trong khi đó tôi thấy nhiều người hút thuốc như “uống thuốc trị bệnh”, không hiểu có phải vì họ vội vã!

2. Khi xe chạy trên đường cao tốc, mọi người phải cài dây an toàn. Đó là quy định về giao thông của Nhật. Người hướng dẫn luôn nhắc điều này và thường nói thêm: “Xin mọi người hãy giúp đỡ bác tài vì nếu vi phạm, bác tài sẽ bị phạt rất nặng”. Câu nói này cũng được lập lại khi xe dừng tạm ở nơi nào đó trên đường phố và mọi người được yêu cầu xuống xe nhanh vì thời gian được dừng tạm có hạn.

3. Tour dạo sông Sumida bằng du thuyền chỉ đi một chiều. Xe chở đoàn bỏ khách ở bến đi rồi chạy qua bến đến đển đón khách tiếp tục hành trình. Sân trạm vé là địa điểm chụp ảnh lý tưởng với hậu cảnh là tháp truyền hình phía bên kia sông. Du thuyền có hai dãy ghế ngồi, nhưng khách có thể lên mui để có tầm nhìn rộng thoáng hơn.
Sông Sumida là sông chảy qua Tokyo, đổ ra biển. Ngang sông có trên chục chiếc cầu bắc ngang. Hai bên bờ sông có nhiều cảng cho tàu bè ghé đậu, nhiều nhà máy và chợ bán mối cá. Lũ quạ đen xuất hiện khá nhiều, buông ra những tiếng kêu nhiều cảm xúc khác nhau.
Ở gần cuối chặng đường, du thuyền kéo một hồi còi dài trước khi chui qua một cây cầu rồi rẽ ngược vào một cảng nhỏ để đổ khách và đón khách mới. Khi quay lại đoạn sông cũ, nó tiếp tục đi thêm một đoạn nữa trước khi ghé vào cảng đổ khách, kết thúc chuyến đi trên sông dài khoảng một giờ. Lũ quạ đen ở bến cảng này đông hơn hẳn. Chúng vẫn buông ra những âm thanh đầy cảm xúc khác nhau...

4. Ngã ba đường trước cổng đền Kannon có một loại xe đặc biệt. Đó là những chiếc xe kéo tay mà người kéo là những thanh niên trang phục kiểu người Nhật cổ. Có những người đứng ở góc đường để mời khách thử tìm cảm giác lạ trên những chiếc xe kéo. Người kéo xe chạy rất nhanh và khéo léo khi tới ngã ba vì họ phải tránh các loại xe khác đang cùng lưu thông để đảm bảo an toàn cho khách.

5. Ở FukuokaTokyo, mỗi nơi có một hướng dẫn viên cho đoàn chúng tôi, cùng là nữ. Họ rất nhiệt tình. Không chỉ nói, họ còn đưa ra những hình ảnh để minh họa, thậm chí khi vào đền Kannon, cô hướng dẫn còn phát cho mỗi người một cái dù (để phòng trời mưa) và một tờ giấy in bản đồ khu vực với vị trí ngôi đền, vị trí cổng đền và đường mua sắm phía trước đền, nơi tập trung sau khi tham quan...

Khi hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn chuyến đi, cả hai cô hướng dẫn cùng nói lời tạm biệt chào và cảm ơn du khách. Không thấy họ tranh thủ bán hàng lưu niệm cho bác tài như ở Singapore, Malaysia. Cũng không thấy cảnh hướng dẫn viên nhận tiền “Tip” của đoàn như các nước khác!

1 nhận xét:

  1. http://google.es/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.fi/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.fm/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.fr/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.ge/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.gp/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.gr/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.hk/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.hn/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.hr/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.ht/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.hu/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.ie/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.iq/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.is/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.it/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.je/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.jo/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.jp/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.kg/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.kz/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.la/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html
    http://google.li/url?q=http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-bo-phan-sinh-duc-de-lam-gi.html

    Trả lờiXóa