Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

CUỘC SỐNG MUÔN MÀU (7)

Phân lô chiếm hồ Trị An

ThienNhien.Net – Gần 1.000 ha mặt hồ Trị An (tương đương 1/4 mặt hồ) ở tỉnh Đồng Nai bị người dân bao chiếm, biến thành ao nhà.
Sau vụ “xẻ thịt” hồ Trị An (hồ thủy điện lớn nhất miền Nam) hồi năm 2004 đầy tai tiếng khiến hàng loạt cán bộ liên quan bị kỷ luật, đúng 10 năm sau, sự việc gần như tái diễn nhưng ở quy mô, cấp độ nhỏ hơn. Mặt hồ bị chia từng lô rộng từ 30 – 100 ha, biến thành của riêng để vài chục người có “máu mặt” hưởng lợi.

Tranh nhau “xí phần”
Khác với vụ việc xảy ra từ nhiều năm trước khi một số người câu kết “xẻ thịt” dùng đất đắp hồ thành nhiều ao cá để nuôi lâu dài, hiện tại, lòng hồ Trị An bị nhiều người “xí phần”, dùng cọc, lưới bao che chắn tạo thành từng ô, khoảnh rộng bát ngát.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những phần bị chiếm hữu này bỗng dưng trở thành tài sản bất khả xâm phạm. Vào mùa khô, nước rút, các “chủ hồ” cho đóng cọc, quây lưới. Lúc đầu, lưới, cọc hạ thấp gần đáy, khi mực nước cao lên dần vào mùa mưa cũng là lúc cá đến mùa vào bờ sinh sản. Khi đó, lưới được kéo lên cao, nhốt tất cả cá lớn, nhỏ vào bên trong. Khi mùa khô đến, “chủ hồ” chỉ việc thu gom lượng cá khổng lồ, thu lợi lớn mà không phải mất công nuôi.
Hạt kiểm lâm, Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa (BTTNVH) Đồng Nai cho biết khu vực bị “phân lô” xí phần nhiều nhất là mặt nước hồ ở phía xã La Ngà, huyện Định Quán. Hồ Trị An rộng 323 km2 thuộc địa bàn 2 huyện Định Quán và Vĩnh Cửu. Nếu đi xuồng cao tốc từ phía trụ sở Khu BTTNVH (huyện Vĩnh Cửu) về phía huyện Định Quán cũng phải mất vài giờ. Lợi dụng địa hình rộng lớn cộng với sự lơ là, chồng chéo trong quản lý của cơ quan chức năng, các “đại gia” nuôi cá có máu mặt tha hồ móc nối với nhau, ngang nhiên “làm ăn”. Khi mặt hồ đã được xẻ ra từng khoảnh, trên mặt nước chi chít cọc, lưới và chòi canh của các “chủ ao” thì cơ quan chức năng có mặt cũng… không làm gì được vì không có đủ quy định, biện pháp chế tài. Thậm chí, các “chủ ao” còn thuê tay chân thân tín canh chừng, thấy có người lạ xuất hiện là lập tức tỏ thái độ hăm dọa.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

SÁNG TÁC CỦA BẠN VĂN (5)

LÊ TUẤN ĐẠT

Thăm Bái Đính

Tôi, bụi trần nhiều quá
Nghe Bái Đính, tìm về
Nhờ Phật Thần chư vị
Gội cho bớt đường mê

Đất này đất sinh phật
Sinh thần lại sinh vua
Linh thiêng ngàn năm trước
Trăm phương tụ về chùa

Người nghèo phương kế tận
Cũng theo phật về đây
Mong chút lòng trắc ẩn
Sống lắt lay qua ngày

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

PHỎNG VẤN (4)

Phân biệt THƠ & CA VÈ
       
THIÊN HƯƠNG
(phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm)

 LTS: Nhiều năm nay, các tòa báo thường xuyên nhận được những tập thơ mới xuất bản của các tác giả gửi đến với nhịp độ ngày càng tăng. Để đáp lại thịnh tình quý báu đó, nói chung, BBT đều rất muốn trích đăng lên báo để giới thiệu với bạn đọc, nhưng chỉ chọn được rất ít, còn lại rất tiếc chưa đạt yêu cầu. Hình như thơ ta đang có vấn đề, có lẽ khái niệmthơ (trữ tình) và ca vè đang bị nhầm lẫn, gây khó khăn cho việc cảm thụ. PV đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm về đề tài này.

Phóng viên (PV): Thưa nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, trong cuốn “Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 và sau đó tái bản nhiều lần, ông có nêu tiêu chí của thơ là: -Xúc cảm khác thường -Suy nghĩ khác thường -Cách nói khác thường. Gọi tắt là X-S-C. Qua hơn mười năm, hiện nay phong trào sáng tác thơ phát triển rất đông đảo, tiêu chí “khác thường” này có còn phù hợp không?
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm (NVT): Khi đọc cuốn sách Nghìn câu thơ tài hoa Việt Nam, Giáo sư Hoàng Như Mai viết bài đăng báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, có biểu dương bài đề dẫn của tôi trong cuốn sách ấy, trong đó có tiêu chí về thơ mà bạn vừa nói đến. Tôi nghĩ, dù thời gian trôi đi, tiêu chí ấy vẫn nguyên giá trị.

PV: Nhưng nhiều tập thơ (nhất là ở các địa phương) được in ra nhìn chung là có sao viết vậy, hình ảnh câu chữ rất “bình thường”, tiêu chí “khác thường” sao còn phù hợp nữa?
NVT: Nếu một bài thơ mà “có sao viết vậy” thì là ca vè chứ không phải thơ, nó chỉ giống như thơ mà thôi.

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (9)

Bế mạc trại sáng tác văn học
về GTVT phía nam


NVTPHCM- Sau một tuần hoạt động, tham gia thực tế (từ ngày 15-21.10), sáng ngày 21.10.2014, tại TP. HCM, Trại sáng tác văn học khu vực phía Nam về đề tài giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức lễ bế mạc. 
Tham dự lễ có ông Lê Tử Giang, Uỷ viên Ban tổ chức - Giám đốc Nhà xuất bản GTVT và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị GTVT ở TP. HCM, Vũng Tàu cùng các nhà văn, nhà thơ tham dự trại.
 Đến với Trại sáng tác văn học về GTVT lần này, các nhà văn, nhà thơ đã được tổ chức thâm nhập thực tế các Dự án trên lĩnh vực cầu – đường bộ, hàng không, hàng hải (cảng biển, bảo đảm an toàn hàng hải...) do các đơn vị Tedi south, Tổng công ty Cửu Long, Cienco 6, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Nam... và thăm khu lưu niệm Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ, TP. HCM. 
Thông qua những đợt thâm nhập thực tế, mặc dù thời gian ít ỏi, nhưng các nhà văn, nhà thơ đã được chứng kiến những công trình to lớn, ấn tượng về GTVT,  như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành, TP. HCM - Trung Lương, Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, tuyến Nam Sông Hậu, dự án kết nối đồng bằng sông Mê Kông (bao gồm các cầu Vàm Cống, Cao Lãnh và tuyến nối Vàm Cống - Cao Lãnh)...

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

THƯ GỬI BẠN BÈ (7)

MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 81


DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Từ điển tiếng Việt mắc nhiều lỗi vẫn được sử dụng
f Ra mắt thư viện Ebook Waka
f Khai mạc trại sáng tác văn học về giao thông vận tải khu vực phía Nam
f Nhà văn Úc Richard Flanagan giành giải Man Booker 2014

PHỎNG VẤN
f Giám khảo cần có văn hóa – TS Huỳnh Văn Sơn trả lời phỏng vấn
f Cuộc vận động sáng tác văn học lớn nhất từ trước đến nay – Nhà văn Đào Thắng trả lời phỏng vấn

NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH – VẤN ĐỀ VĂN HỌC  
f Vị thế Phan Khôi trong phong trào thơ mới nhìn từ thực tại Thơ mới 1932-1945 (Kỳ 1/3) – NGUYỄN HỮU SƠN

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

TÁC GIẢ TÁC PHẨM (6)

Trước hết là lao động chữ


Lê ViỄn Phương

Giúp người đọc tránh được những ngộ nhận cũng như loại bỏ những nghi ngờ về các giá trị có thực của thơ hiện đại là một điều cần thiết. Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp là một trong số những công trình như thế.
Nhà thơ đương đại dường như đang cố gây hấn với người đọc bằng những thử nghiệm của họ và ngược lại, người đọc cũng đang đặt ra những hoài nghi đối với cái được gọi là nghệ thuật của chính người làm thơ. Những câu hỏi mà ngày nay người đọc thường đặt ra đối với thơ ca đương đại là: thế này cũng được gọi là nghệ thuật ư? Rốt cuộc cái đẹp nằm ở đâu? Nếu nghệ thuật mà như thế thì bất cứ ai cũng có thể làm được nghệ thuật? Nếu không khéo giải quyết những vướng mắc đó thì có thể thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung sẽ trở nên lâm nguy.
Sự chuyển đổi về hệ hình không phải là nhanh chóng. Đó là cả một quá trình dài lâu, trong đó có sự kế thừa và sự bội ước của hệ hình mới với những khuôn mẫu, lề thói của hệ hình cũ. Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: Những đổi mới thực thụ trong lĩnh vực nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với sự đổi mới về hệ hình tư duy (paradigm), về cách nhà thơ khám phá, thụ hưởng và biểu đạt thế giới… Hệ hình tư duy mới luôn chứa đựng trong nó những cái nhìn mới và cách suy tư khác về sự hiện hữu. Và hơn hết, trong cái nhìn của Nguyễn Đăng Điệp thì hệ hình mới sẽ có một hình thức tổ chức diễn ngôn mới. Đó là sự hợp thành của ngôn ngữ, cấu tứ, bút pháp, giọng điệu với nội dung tư tưởng của người làm thơ. Thiếu sự kết hợp này thơ sẽ tự nó đi tới những giới hạn: thơ sẽ thiếu sự khai phá về hình thức thể hiện, không đưa ra được những kiểu thực hành thơ khác biệt so với hệ hình trước và nếu chỉ chăm chú quá mức về hình thức thì tất yếu thơ sẽ trở nên vô cảm xúc, thiếu giá trị biểu nghĩa thực sự.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (9)

Khai mạc trại sáng tác văn học

về Giao thông vận tải

khu vực phía Nam



Sáng 15/10/2014, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông vận tải và Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Trại sáng tác văn học (STVH) về giao thông vận tải khu vực phía Nam, dành cho các nhà văn, nhà thơ hiện đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh từ Ninh Thuận, Bình Thuận, miền Đông, miền Tây Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh.

Các nhà văn tham dự Trại tại Lễ khai mạc

Về dự Trại STVH khu vực phía Nam có 38 nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho lực lượng sáng tác văn học ở các tỉnh, thành phố trong khu vực hiện nay. Ông Đỗ Nga Việt - Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ GTVT, Ủy viên BCH Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch công đoàn GTVT Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức cuộc vận động STVH về giao thông vận tải, nhà văn Lê Quang Trang - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Đào Thắng - Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Văn học chuyên đề Hội Nhà văn Việt Nam, đồng Trưởng ban tổ chức cuộc vận động đã tham dự Lễ khai mạc. 
Lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT ở TP. Hồ Chí Minh cũng đã đến dự Lễ Khai mạc.

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (8)

NXB Trẻ kiến nghị Cục Xuất bản

thu hồi 'từ điển nhảm nhí'


'Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh' (tác giả Vũ Chất) không chỉ mang logo NXB Trẻ, mà trên thị trường đang có các cuốn y hệt gắn logo NXB Hồng Đức, Thanh Niên...
Gần đây, dư luận bạn đọc xôn xao về thông tin cuốn Từ điển Tiếng Việtdành cho học sinh (tác giả Vũ Chất), gắn logo Nhà xuất bản Trẻ, là cuốn sách nhảm nhí, nội dung xuyên tạc về mặt ngôn ngữ học.
Trưa 15/10, giám đốc Nhà xuất bản Trẻ - ông Nguyễn Minh Nhựt - có buổi gặp gỡ, chia sẻ về vấn đề này với báo chí. Ông cho biết, qua kiểm tra, Nhà xuất bản nhận thấy thị trường trong nước hiện không bày bán bất kỳ cuốn sách nào nói trên của tác giả Vũ Chất có logo của đơn vị này. Thay vào đó, họ tìm ra các ấn phẩm cùng tên, cùng tác giả, mang logo của Nhà xuất bản Thanh Niên, Nhà xuất bản Hồng Đức, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin...

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

PHỎNG VẤN (3)

Nhà văn Đào Thắng:

Cuộc vận động sáng tác văn học lớn nhất từ trước đến nay



Vượt  700 km đường bộ tham gia trại sáng tác
Khi thông báo mở Trại sáng tác văn học về đề tài GTVT, các nhà văn, nhà thơ đã đón nhận như thế nào?
Lúc đầu các nhà văn, nhà thơ cũng hơi e ngại vì cho rằng đây không phải sáng tác văn học. Họ sợ rằng chỉ là đi ca ngợi mấy cây cầu, con đường. Nhưng khi thấy Hội Nhà văn phát động, giải thích giao thông không chỉ là cây cầu, con đường mà  còn là bao nhiêu con người, bao nhiêu tấm lòng, bao nhiêu sự hy sinh trí tuệ... Ngay sau đó, các nhà văn đã  tham gia  trại sáng tác. Khi thi được đi thực tế họ càng thấy thích thú khám phá người khổng lồ giao thông này!  
Có những nhà văn nhà thơ, không quản đường xa vượt 600-700 km đường bộ để tham gia trại sáng tác. Có người, ngay khi còn ở trại đã đăng ký đề cương cho tác phẩm của mình. Điều đó, cho thấy tinh thần của nhà văn, nhà thơ rất là cao, hăng say sáng tác hết mình.

Quy mô của Trại sáng tác văn học về đề tài GTVT so với các trại sáng tác khác mà Hội đã từng mở thế nào, thưa ông?

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

NGHIÊN CỨU - PHÊ BÌNH - VẤN ĐỀ VĂN HỌC (4)

Vì sao nói “chà bá lửa”?


Nhiều năm nay, chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những lối nói cửa miệng quen thuộc khác như to đùng, bự tổ chảng, khủng...
Nghĩa là hai tiếng “chà bá” đã được dùng một cách “từa lưa hột dưa”... Gần đây, nó đã đi vào... thương nghiệp, cụ thể là lĩnh vực nước giải khát, mà đại biểu có lẽ là “ngành nước mía” với những bảng giá kiểu “ly chà bá 3.000 đồng”, như có thể thấy trong bài phóng sự “Nước mía ‘chà bá’, khổng lồ tràn vỉa hè Sài thành” trên Vietnamnet ngày 28-5-2014.
Hai tiếng “chà bá” do đâu mà ra? Tiếng Quảng Đông có hai từ “tài pả”
[ ] có nghĩa là khối, cả đống, có vỏ ngữ âm na ná nhưng xét cả về mặt này lẫn mặt ngữ nghĩa thì chúng tôi cho rằng đây không phải là nguyên từ (= từ gốc) của “chà bá”. Trong tiếng Việt miền Nam, thỉnh thoảng ta bắt gặp một từ gốc Khmer và chúng tôi cho rằng “chà bá” chính là một từ như thế.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

THƯ GỬI BẠN BÈ (6)

MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 80


DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Khép lại Hội sách Hà Nội 2014

f Hội nghị lãnh đạo các Hội Nhà văn tham gia giải thưởng Văn học Sông Mêkông

f Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2014
f Hội sách “Mỗi cuốn sách một điều hay”
f Ra mắt 9 cuốn sách số của nhà văn “Trăm năm cô đơn”
f Công bố người chiến thắng giải thưởng thơ Forward 2014

PHỎNG VẤN
f Tình hình lý luận văn học hiện nay – PV Trần Đình Sử
f Lê Hoàng: tôi còn đủ ngây thơ để viết cho tuổi teen

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM (5)

Patrick Modiano, người ghép những mảnh vỡ ký ức của lịch sử


Ngày 9-10, nhà văn Pháp Patrick Modiano đã trở thành chủ nhân của giải Nobel Văn chương 2014. Theo Ủy ban trao giải Nobel, các tác phẩm của ông Patrick Modiano luôn khắc họa những nghệ thuật ký ức gợi lên từ những số phận nghiệt ngã và bóc trần thế giới đời sống không hoàn mỹ.
Patrick Modiano, sinh năm 1945, tại Pháp, trong một gia đình người Do Thái. Ông không theo học đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học và bắt đầu viết văn từ năm 1967. Ông cũng trở thành nhà văn người Pháp thứ 11 đoạt giải thưởng văn học danh giá này.


(TNO) Trong “Phố của những cửa hiệu u tối”, Patrick Modiano viết: “Cậu có lý khi nói với tôi rằng trong cuộc đời, không phải tương lai, mà quá khứ mới là đáng kể.” – Nhân vật trưởng văn phòng thám tử Hutte nói với cậu Guy Roland như vậy.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

CUỘC SỐNG MUÔN MÀU (6)

Giới ngoại giao châu Âu đề nghị bảo tồn Thương xá tax

 

 

(Tin tức thời sự) - Giới ngoại giao châu Âu vừa gửi thư khẩn thiết VN bảo vệ Thương xá tax, bên cạnh đó đưa ra các giải pháp để bảo tồn.


Cụ thể, đại diện Tổng lãnh sự quán Phần Lan tại TPHCM vừa gửi một lá thư cho UBND TPHCM và Bộ VHTTDL đề xuất một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần Thương xá Tax sắp sửa bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao 40 tầng.
Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng “phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương xá Tax” để sau này sẽ được “tích hợp vào phần thiết kế của tòa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế”.
Còn nếu giải pháp trên không được thực hiện thì lá thư đề nghị “sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính”.
Các cơ quan đứng ra làm việc này Tổng lãnh sự quán Phần Lan, được sự ủy quyền của Tổng lãnh sự quán Pháp tại TPHCM và Lãnh sự đoàn TPHCM, hứa hẹn có thể đứng ra tự thu xếp nhân công và chi phí để thực hiện giải pháp thứ hai.
Sau này các bộ phận được tháo dỡ sẽ được “tích hợp vào các công trình bảo tàng và tôn tạo khác một cách có hệ thống và chuyên nghiệp thay vì chỉ đập bỏ, chia nhỏ hay phân tán cho mỗi nơi một mẩu”, lá thư viết.

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

THƯ GỬI BẠN BÈ (5)

MỤC LỤC GÁC VĂN SỐ 79 


DỌC ĐƯỜNG VĂN
f Hội thảo “Sự nghiệp văn học Đặng Thai Mai”
f Hội sách Hà Nội năm 2014
f Một cuộc vận động “khủng”

PHỎNG VẤN
f Các nhà phê bình văn học đang dần rời xa thời sự (PV PGSTS Lưu Khánh Thơ – MAI AN thực hiện)

f G.G. Marquéz: Vấn đề của mọi nhà văn là viết ra những câu chuyện có thể tin được

f Cao Tự Thanh: Phân biệt i và y trong chính tả tiếng Việt – TƯỞNG VY thực hiện
f Nguyễn Hòa: Cần chân thành và trung thực

NGHIÊN CỨU – PHÊ BÌNH – VẤN ĐỀ VĂN HỌC 
f Bảy lý do không nên... viết tiểu thuyết - Javier Marías
f Nhìn lại văn học Việt Nam 15 năm qua – NGUYỄN HỮU QUÝ
f Muôn nẻo phát hành sách của nhà văn – HIỀN NGUYỄN
f Nhà văn bán sách, tại sao không? – INRASARA
f Trần Thế Vinh nghiệm lại đời thơ – VĨNH THÔNG
f XÃ HỘI VĂN HỌC (Kỳ 3/4) - ROBERT ESCARPIT (Nguyễn Phương Ngọc dịch)

TÁC GIẢ & TÁC PHẨM
f Tiểu thuyết mới của Murakami ra mắt tại VN vào cuối tháng 9
f Nữ dịch giả người Thái Lan Morita Rato: Văn học Việt như một khu vườn kỳ bí
f Đọc “Lời cảm ơn Hà Nội” của Bùi Quang Tú – BÙI CÔNG THUẤN
f Khói trắng – Nhẹ nhàng thầm lặng một tình yêu – LÊ BÁ DUY