Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (12)

Tổ chức, quản lý các CLB văn học hiện nay (*)
      

Một trong các hiện tượng đã nảy sinh và có xu thế ngày càng lan rộng là hiện tượng tự phát tiến tới tự giác hình thành các tổ chức Câu lạc bộ Văn học có tư cách pháp nhân với quy mô và cách thức hoạt động khá đa dạng như hiện nay: Câu lạc bộ Thơ, CLB Thơ Đường luật, CLB Văn đoàn, CLB Thi đàn, CLB Sáng tác Văn học nghệ thuật, CLB Thơ văn Bưu Điện, CLB Văn chương, CLB Lục Bát, CLB Thơ Haiku, CLB Di sản truyền thống và Hán Nôm, CLB Văn học Dân gian, CLB Thơ Điện, CLB Thơ Công nhân… và xuất hiện nhiều nhóm thơ mới Sao Khuê, Tao Đàn, Thi đàn, Thi xã. Công tác quản lý các Câu lạc bộ Văn học ra sao? Khuôn khổ bài viết này có hạn, xin được phân tích, lý giải và đề xuất…
Câu lạc bộ Văn học tồn tại rất đa dạng (nay có khoảng gần 1000 Câu lạc bộ từ Trung ương đến cơ sở), dưới danh nghĩa là “tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp”  cùng ngành nghề, mục đích, tự nguyện, tự quản, tự giác tham gia sinh hoạt của các hội viên có cùng năng khiếu và sở thích đối với lĩnh vực Văn học. Các tổ chức này hoạt động thống nhất theo Quy chế hoặc Điều lệ của Câu lạc bộ. Để kịp thời chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của các Câu lạc bộ Văn học được Chính phủ quy định tại Nghị định 45, ngày 03/9/2014 Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ra Quyết định số 2786 giao Cục Nghệ thuật biểu diễn soạn thảo “Thông tư Liên tịch ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý các Câu lạc bộ thuộc lĩnh vực Văn học”  trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành. Như vậy, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Câu lạc bộ Văn học đòi hỏi các cấp, các ngành phải vào cuộc.
Câu lạc bộ Văn học ở Trung ương gồm: CLB Thơ Việt Nam, CLB Thơ Đường luật Việt Nam, CLB Văn đoàn Việt Nam, CLB Thi đàn Việt Nam, CLB Sáng tác VHNT Việt Nam, CLB UNESCO Việt Nam, CLB Thơ văn Bưu Điện Việt Nam, CLB Văn chương (Hội Nhà văn Việt Nam), CLB Lục Bát Việt Nam, CLB Thơ Haiku Việt Nam, CLB Di sản truyền thống và Hán Nôm Việt Nam, CLB Văn học Dân gian Việt Nam, CLB Thơ Điện Việt Nam, CLB Thơ Công nhân Việt Nam, CLB Văn học và Sáng tác trẻ Việt Nam, CLB Vườn Thơ Việt Nam, CLB Thơ Chiến sỹ Việt Nam, CLB Nhà văn Nữ Việt Nam, CLB Trào phúng Việt Nam, CLB Thơ dịch Việt Nam, CLB Văn học Nhà giáo Việt Nam, CLB “Sắc quê”  Việt Nam, CLB “Hoa vườn ngoại”  Việt Nam…; ngoài ra còn các CLB Văn xuôi, Văn học nghệ thuật, Văn học trung đại, Văn học nước ngoài dưới dạng: tiểu thuyết, ký, tuỳ bút, truyện ngắn, lý luận phê bình văn học, tản văn, tự truyện, văn học dịch, ca dao, tục ngữ, hò, vè, câu đối, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, truyện tranh, phú, biểu, hịch, cáo, tế, truyền kỳ, kịch bản văn học, tác phẩm Triết học-Lịch sử-Giáo dục có giá trị thẩm mỹ v.v…).
Ở các địa phương (63 tỉnh/thành) có rất nhiều loại hình.
Riêng Hà Nội có tới hàng trăm câu lạc bộ cấp Thành phố do Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hoặc Sở VHTTDL, Trung tâm Văn hoá, Cung Văn hoá… có tư cách pháp nhân ra quyết định thành lập như CLB Thơ Đường Hà Nội, CLB Sáng tác Hồ Gươm, CLB Thơ Lục Bát Hà Nội, CLB Thơ Tràng An, CLB Văn học Tháp Bút, CLB Thơ tình Hà Nội, CLB thơ Tầm Xuân Hà Nội, CLB Thơ trẻ Hà Nội, CLB Nhà văn Nữ Hà Nội, CLB Thơ Dịch Hà Nội, CLB Trào phúng Hà Nội, CLB Văn học Cựu Giáo chức Hà Nội, CLB Văn nghệ trẻ HN…; dưới 30 quận/huyện/thị xã đều có CLB Văn học do UBND cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc uỷ quyền cho Phòng Tổ chức chính quyền, Phòng Văn hoá và Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Nhà Văn hoá, Cung Văn hoá-Thanh-Thiếu nhi… quản lý như CLB Thơ “Sắc Xuân Cầu Giẽ”, CLB Thơ “Thường Tín Đất danh hương”, CLB Thơ “Xứ Đoài”, CLB Thơ “Phủ Quốc Oai”, CLB Chèo Tàu Tổng Gối, CLB Múa rối Bình Phú, CLB Hát Dô, CLB Ca trù Hà Nội, CLB Hò Cửa Đình-Múa Bài Bông, CLB Tò He… Tp. Hồ Chí Minh có tới 21 CLB do Trung tâm Văn hoá quận quản lý và đều có CLB Thơ ca do Ấp quản lý; Bắc Ninh có 33 CLB do cấp xã quản lý (Quế Võ, Như Nguyệt, Hương Lúa, Trường Xuân, An thịnh, Hương sắc Đất ngọc, Thao Giang, Hương sắc Phú Hoà, Gia Bình, Tre Đằng ngà Đại Bái, Hoa núi Đông Cứu, Song Giang, Nhân Thắng, Dáng Quê, Trăng Quê, Hàm Sơn, Phấn Động Hương, Bài ca người lính, Vang vọng Cội nguồn, Toả sáng tấm gương Thầy…). Hầu hết các quận/huyện/thị xã/thành phố/xã/phường/thị trấn trên cả nước đều có các Câu lạc bộ Văn học riêng, có tư cách pháp nhân hoặc hoạt động tự phát (tự thành lập, tự tạo sân chơi, tự tổ chức và hoạt động, tự cân bằng tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật). Tính trung bình mỗi ngày có từ 2-3 tác phẩm thơ văn được xuất bản, ngoài ra còn nhiều ấn phẩm văn học tự in (không qua xuất bản), dạng lưu hành nội bộ nhưng được trao đổi rộng rãi cho bạn bè và các bạn thơ văn. Thực tế còn tồn tại nhiều loại hình CLB Văn học của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và dưới các tỉnh/thành/quận/huyện/thị xã/thành phố/xã/phường/thị trấn phối hợp quản lý thông qua các tổ chức Đoàn thể, Hội VHNT, Cung văn hoá, Nhà văn hoá, Trung tâm văn hoá, Trường học, Hội giáo chức, Hội sinh viên, Hội nghề nghiệp.. tự chịu trách nhiệm. CLB được Nhà nước bảo trợ sau khi được công nhận và xếp vào danh sách các “tổ chức chính thức”, tổ chức “chính trị-xã hội-nghề nghiệp”  hoặc “xã hội-nghề nghiệp”  được cấp kinh phí, được xếp trong hàng ngũ thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Các CLB Văn học trên gọi là “sân chơi tự phát”  sẽ không có gì sai và cũng không va chạm gì với các tổ chức chính thức, thực sự làm cầu nối và vườn ươm các tài năng trẻ kế cận cho Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật từ Trung ương đến cơ sở.
Câu lạc bộ Thơ Đường Luật Việt Nam, Câu lạc bộ Thơ Việt Nam tự hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, lý luận, phê bình, sáng tác, dịch thuật, quảng bá tác phẩm văn học của những người thích thơ Đường luật, những người yêu thơ văn vẫn tham gia vào các tổ chức hội đoàn, Câu lạc bộ Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Liên hiệp các Hội VHNT các tỉnh/thành và tạo một sân chơi tao nhã hướng đến giá trị “chân-thiện-mỹ” . Công tác quản lý các Câu lạc bộ Văn học hiện nay đang trong quá trình định hình, các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Nhà văn, Câu lạc bộ Văn học do Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, Sở VHTTDL, Trung tân Văn hoá, Nhà Văn hoá, Cung Văn hoá-Thanh-Thiếu nhi tỉnh/thành, quận/huyện/thị xã/xã/phường/thị trấn được quản lý khá bài bản, được cấp kinh phí, được chấp thuận chương trình công tác, được tạo cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động. CLB Văn học còn lại tự tổ chức và hoạt động, tự lo kinh phí và phương tiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và cộng đồng.
Năm 2014, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Ngày Thơ Việt Nam thường niên lần thứ XI với Chủ đề “Mùa xuân Đất nước, từ Điện Biên đến Trường Sa, Hoàng Sa”, Hội Nhà văn Việt Nam có công văn gửi các tỉnh/thành để Ngày thơ Việt Nam diễn ra trên khắp cả nước, hứa hẹn một bữa tiệc văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc dành cho người yêu thơ Việt Nam. Hoạt động Văn học đều hướng về “biển đảo” . “Quỹ Nhà văn Lê Lựu”, “Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh”, “Quỹ hỗ trợ Quảng bá văn học Việt Nam-Văn học Nga”, Trung tâm Dịch thuật Việt Nam hoạt động có hiệu quả, nhiều nhà văn Việt Nam nhận Giải thưởng Văn học sông Mêkông; bộ sách “Biên niên hoạt động văn học Hội Nhà văn Việt Nam”, “Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ, Văn nghệ sỹ với Hồ Chí Minh” ra mắt; cuộc thi Tiểu thuyết (2011-2015) của Hội Nhà văn Việt Nam, các cuộc thi “Sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ V”, “Sáng tác viết về đề tài Công nhân và Công đoàn Việt Nam 2010-2014”, “Nhịp sống mới trong thơ”, Ký sự báo chí “40 năm - Những ký ức không thể nào quên”, “Sáng tác Thơ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 55 năm đường Trường Sơn”  và “Sáng tác các tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 5”  đã thành công, mang đến hương sắc mới của nền Văn học đương đại.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn số 397 gửi UBND các tỉnh/thành về việc chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động Văn học tại các địa phương, gửi Công văn số 2145 về việc đề nghị cơ quan gửi ấn phẩm Văn học định kỳ về Cục Nghệ thuật biểu diễn, chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn ký kết Chương trình phối hợp công tác số 308 với Hội Nhà văn Việt Nam về lĩnh vực văn học giai đoạn 2014-2020 và ban hành Công văn số 833 đề nghị các Sở VHTTDL phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Văn học địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động của các Câu lạc bộ Văn học, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực và lâu dài của việc triển khai hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .
Năm 2014, hoạt động sáng tác văn học tiếp tục phát triển, có nhiều đề tài phong phú trong tác phẩm, trên các lĩnh vực đời sống xã hội và đầy ắp tính thời đại; xuất hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết nhưng cũng đầy tính nhân văn, hài hoà. Hoạt động quản lý văn học tiếp tục được củng cố và phát triển. Năm 2015 hứa hẹn nhiều sự kiện lớn của đất nước: Tổ chức chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XII, Hội nghị Quảng bá Văn học lần thứ 3, Liên hoan Thơ châu Á Thái Bình Dương lần thứ 2, đẩy mạnh hoạt động sáng tác, nghiên cứu sưu tầm các tác phẩm và nâng cao lý luận phê bình văn học nghệ thuật, triển khai có hiệu quả các hoạt động thuộc lĩnh vực văn học cần phát hiện những vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong quản lý và đề xuất phương án giải quyết kịp thời ngay tại cơ sở. Cục Nghệ thuật biểu diễn mong nhận được sự ủng hộ vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện Thông tư liên tịch để tổ chức, quản lý các Câu lạc bộ Văn học từ tự phát tiến tới tự giác có tư cách pháp nhân đạt hiệu quả cao./.
Ths. Phùng Quang Trung
----------------------
(*) Tiêu đề đầy đủ: Vấn đề về tổ chức, quản lý các câu lạc bộ văn học từ tự phát tiến tới tự giác hiện nay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét