Một bài báo trên tạp chí Hồn Việt
đang gây nhiều sự chú ý
VanVN.Net
– Trong những ngày vừa qua, BBT VanVN.Net nhận được nhiều cuộc điện thoại, tin nhắn, email của các nhà văn,
nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và bạn đọc từ nhiều miền đất nước, với nội dung chung: mong muốn trang Thông
tin điện tử của Hội Nhà văn đăng tải lại bài báo “Biến nghịch lý trở thành chân lý!?” của tác giả Bích Châu trên tạp chí Hồn Việt (số tháng 11/2014), vì tạp chí không được bán rộng rãi nên nhiều người quan tâm đến bài viết không mua được số báo này. Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, VanVN.Net đã
liên hệ với tạp chí Hồn Việt và được BBT tạp chí đồng ý cho đăng tải bài viết “Biến nghịch lý trở thành chân lý!?”. Đây là một bài viết có thể gây ra các cuộc tranh luận nhiều chiều, vì vậy để rộng đường dư luận, bạn đọc và người quan tâm có thể gửi bài viết, ý kiến phản hồi về VanVN.Net theo
địa chỉ: vanvn.net@gmail.com.
Xin trân trọng cảm ơn quý bạn đọc.
Biến nghịch lý trở thành chân lý!?
Bích Châu
Tháng 9 năm nay, nhân giỗ đầu của nhà văn Đà
Linh, Tổng Thư ký Nhà Xuất bản Đà Nẵng, các báo rộ lên một cơn sốt ca ngợi hết lời. Người Việt Nam ta có câu
“Nghĩa tử, nghĩa tận”, nên với một người đã khuất, người ta vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để tôn vinh và
quên đi những điều không hay khi họ còn sinh thời. Nhưng lạ một điều là hầu hết những bài báo đều xoáy vào cái
sai phạm khiến ông Đà Linh phải rời khỏi NXB Đà Nẵng, để coi đó như là một việc làm đáng ca ngợi, đáng tôn
vinh… Có thể điểm qua trên các mặt báo giấy lẫn báo mạng, hầu như không có ai
đánh giá cao tài văn của ông, dù ông cũng có viết một số truyện ngắn và cũng làm công tác
dịch thuật mà tất cả đều đồng thanh ca ngợi vai trò làm xuất bản của ông:
“Nói đến Đà
Linh - tên thật Nguyễn Đức Hùng (bút danh khác: Đa Huyên, 1958-2013) là nói đến bản lĩnh của một người
làm xuất bản. Những cuốn
sách “nhạy cảm” nhất, những cuốn sách “gai góc” nhất, những bản thảo
tác giả và đối tác xuất bản biết là
“khó” nhất, họ hầu như đều tìm đến Đà Linh để gửi gắm.
Tên tuổi anh gắn liền với những
cuốn sáchBa người khác (Tô Hoài), Trần Dần - Thơ, Bóng đè (Đỗ
Hoàng Diệu), Ngồi (Nguyễn
Bình Phương)...” (Theo Tiền
Phong)
“Điều ước
muốn cháy bỏng của Đức Hùng là xuất bản sách phải ra xuất bản,
không chạy theo những thị hiếu tầm thường.
Hoặc hơn nữa, sách của NXB Đà Nẵng
phải là những quyển sách
“nặng” về chất lượng, “sáng” về tầm tư tưởng,
tri thức. Nên thế, thời Đức Hùng
giữ chức Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập,
NXB Đà Nẵng có một số quyển sách gây tiếng vang, được bạn đọc đánh
giá cao” ( Theo CADN)
Tuy nhiên, sự
nghiệp của Đà Linh được nhiều người nhắc tới bởi bản lĩnh của người
làm xuất bản. (Theo TTVH)
Và không phải chỉ là những bài báo lẻ, VNexpress còn
giới thiệu trân trọng quyển sách Đà
Linh - Trí thức dấn thân do Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn xuất bản với những lời có cánh:
“Cuốn
sách do những nhà văn, học giả viết về Đà
Linh - Nguyễn Đức Hùng, qua đó cho thấy chân dung một người
làm xuất bản có tâm và có tầm. … Vừa là
chủ biên cuốn sách, vừa là
người bạn thân của Nguyễn Đức
Hùng, nhà văn Lê Anh Hoài nói: "Toàn bộ công việc Đà
Linh đã làm, cũng có thể gọi là
một quá trình phản biện xã
hội. Chỉ có điều anh không ồn ào khoa trương.
Anh không đăng đàn diễn thuyết. Anh làm trong lặng lẽ, với
thái độ của một trí thức cầu thị văn
hóa, đứng về sự tiến bộ"…
Nhà văn Lê Anh Hoài là chủ
biên cuốn sách. Anh giải thích về cụm từ
"trí thức dấn thân": Người dấn
thân luôn hướng công việc tới sự tiến bộ, đi
đầu, nhưng vấp phải khó khăn, cần sự hy
sinh, chịu tất cả khó khăn của kẻ mở đường.
Đà Linh gặp nhiều trắc trở khi làm xuất bản,
nhưng anh kiên quyết làm cho được những
cuốn sách hay, sách tốt.
Cho nên, dẫu không muốn nhắc lại, vì chuyện cũng đã qua 6-7
năm nay, nhưng vì những lời có cánh này, chúng ta thử xem những quyển sách của “người trí thức dấn thân” này đã
cho in “những quyển sách hay, sách tốt cỡ nào, nặng về chất lượng và sáng về tầm tư tưởng cỡ nào để được tôn vinh như là một kẻ mở đường, một người làm xuất bản có tâm, có tầm”?
Trước hết thử xem Bóng đè là thứ văn chương gì? 8 năm trước, một nhà văn đã biến Đỗ Hoàng Diệu thành một hiện tượng trên văn đàn
Việt Nam với những lời cực kỳ bóng bẩy: “ … dường
như họ nhận ra được và truyền đến
chúng ta những nghiền ngẫm
sâu thẩm về con người, xã hội, về đất nước.
Thậm chí cả số phận
dân tộc…”. Nhưng đọc quyển sách, người ta nhận ra những điều cao cả ấy hóa ra chỉ là sự báng bổ tổ tiên đến khó hiểu trong tâm thức bệnh hoạn của người viết. Bóng
đè là câu chuyện viết về người đàn bà có bản năng tính dục mạnh mẽ, trong lần về quê chồng giỗ kỵ tổ tiên, hai vợ chồng ngủ trước bàn thờ tổ, cô con dâu đã
bị chính bóng ma của cha chồng cưỡng dâm… và ngày
càng mê đắm thú vui tình dục cùng cái bóng ma này. Một câu chuyện mà nói ra mọi người đều phải đỏ mặt. Nhưng ai cũng hiểu, đây không phải là chuyện sex mà là chuyện chính trị, là sự phủ nhận độc lập dân tộc, xem chủ nghĩa Mác như một cái xác chết (Vu quy).
Còn nếu gạt đi ẩn ý chính trị này thì tác phẩm chỉ là thứ rác rưởi như các truyện sex trong những trang web
khiêu dâm trên mạng. Mà thực ra, truyện này cũng đã được tải hẳn lên trang web đen như là một cách chứng nhận rõ ràng nhất về thứ bậc của nó trên văn
đàn. Nhưng dù nó có được tung hê đến đâu thì người đọc cũng đủ sáng suốt để nhận ra chân tướng của sự việc. Trớ trêu là chính
những người Việt xa quê mới là những người đọc bị tổn thương và bị sốc nhất khi đọc Bóng
đè, bởi vì càng đi xa đất nước, con người càng gần với bản sắc và cội nguồn. Rất nhiều người bạn của tôi ở Canada, Mỹ, Pháp,
Australia… đã bày tỏ sự phẫn nộ vì chịu không nổi cái hình ảnh loạn luân, xúc phạm tổ tiên của Bóng
đè.
Còn quyển Trần Dần –
thơ thì có lẽ không cần phải bình luận chi nhiều. Bởi chính những con chữ trong tập thơ đã nói lên hết. Ai là người có thể đọc và hiểu những câu thơ như thế này? Ai là người có thể ngấm sâu ý tưởng triết lý trong từng cái gọi là Biến tấu chữ, biến tấu âm. Ôi là những Thằng
thịt, Con trắng, Kể kệ, Jờ Joạcx,
Sổ bụi… nhảy tung tóe như một kiểu đánh đố người đọc:
…Thèm thẽm
them một con thịt
Đỗi kíp
Cởi xì líp
Thèn
Thẹn
Quỹ đạo hở (Thằng thịt)
… Truồng lẹm
Em ghem tôi bằng
ghẹm
Bằng thẹm
Bằng cửa ngử
Em them tôi bằng cửa ngửa
Buồng cửa ngửa
Hôm mưa trắng cửa
Em ghem tôi bằng
trắng ngửa
Bằng lông
Em hông tôi bằng
mông
Bằng âm cụ nụ…( Con trắng)
Mưa truồng
Jải jích jus jâu… thì kệ cái
tát 1 bát sẹo 1 lẹo vú 1 bú đít 1 lít nách 1 jạch
tóc 1 móc họng 1 nóng thở 1 hở jốn 1
nọm nín 1 mín ngực 1 chực cắn 1 nắn thẹn 1 đẹn kén 1 nén xác
1 es píc 1 híc bẹn 1
lẹm nguýt
1 quít háng 1 jạng
sáng 1 tháng hóc
1 jọc
đùi 1 mùi môi ( Jờ Joạcx- IX)
Tôi vẫn ngồi buồng
chu vi mưa uống nhau cùng li jượu nữ
Vũ trụ cần
thêm đồ đạcx mọc
Tức là con nữ kỹ sư truồng nằm jữa xé
sử ký jao cấu trên tôi và thằng
TRUỒNG - -ở các mông đít- ism lỗ ngực
jây, truyền nách mặt lẹm cổ họng. ( Jờ Joạcx- XVI)
… truồng A tòi ja qua gương lưng
- ja jả jữa jờ sẹo của một nữ – vắng –
nhà jèm phùn
truồng B ngồi đùi non trên một bẹn hồ sơ- cả một
xilip sách jọc nịt thịt
Mưa vi ni lông múa nữ lọc
vòng lòng
truồng D
- em mới 17
tuổi lò sưởi jưỡi
truồng C
- ờ phải jập
mùng
jường…
một dọc
nữ xinh thăn đùi thủy tạ
truồng E lùa lụa juýt hàn the
- em chưa ja
lông
- … bể tắm nữ…
Truồng F
- Em là tuổi
bustơ của quần lót
Truồng J đít cong nhét cả cà phê bơ Puđơ vào
mồm nằm… ( Jờ Joạcx XIV)
Hỡi những người đọc bình thường, đây có phải là những áng thơ tuyệt tác mà “người trí thức dấn thân” như Đà Linh đã xây
cây cầu văn hóa đến cho người đọc?
Ba người
khác của nhà văn Tô Hoài là chuyện về cải cách ruộng đất. Nói đến cải cách ruộng đất thì ai cũng biết thừa là có những sai lầm của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ, chính Bác Hồ cũng đã nhận lỗi trước nhân dân. Sau
đó đã tiến hành “sửa sai” và nhân dân một lòng chiến đấu chống Mỹ, xây dựng miền Bắc… Nhưng Ba người
khác của Tô Hoài có lẽ nhà văn Dương Trọng Dật mới nhìn thấy hết cái tâm tối mù của tác giả: “Trong Ba
người khác, cuối cùng, ba kẻ gây
tội ác, cũng phải chịu luật
nhân quả, như nhiều chục năm qua, trong dân gian vẫn
lan truyền về thân phận hẩm
hiu của những kẻ gieo ác trong cải cách ruộng đất: Đội Cự vào
Nam, chiêu hồi, bị đặc công ta giết; Đội
Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương
vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục
đeo đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con
bỏ, bật ra lề hè bơm xe... Bi kịch cải
cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu, kèm theo lời giải
đáp “đúng hướng” về nguyên nhân đẻ ra sự xáo
trộn làng quê kinh hoàng: Đội Cự có
vẻ như do địch cài vào, Đội Bối là
đảng viên giả mạo,
còn Đội Đình, đảng viên thật sự, chỉ có
mỗi tội lãng mạn không tưởng.
Nhiều người bảo Ba người khác đã
mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam .
Nói như thế là chưa thấy hết tầm cỡ của Tô Hoài, chưa hiểu thế nào
là thuật kim thiền thoát xác. Đọc
xong Ba người khác, không nhìn ra người thứ tư, một
anh Đội Bối B, sau cải cách, sau sửa
sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng
ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất,
và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn
thu hút được quanh mình đủ loại
“chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết
cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm” (trích đọc Ba người
khác – SGGP 27-01-2007).
Đó chính là ba tác phẩm được vinh danh mà
“người trí thức dấn thân” đã xây
cây cầu văn hóa cho
nhân dân, một người mở đường, hy sinh để cho những tác phẩm như thế này đến với người đọc ư?!
Đến nước này thì kẻ hậu sinh chỉ còn biết ngửa mặt than dài: Từ khi nào mà nghịch lý biến thành chân lý
một cách nghiễm nhiên như thế trên các phương tiện truyền thông chính thống như thế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét