Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

DỌC ĐƯỜNG VĂN (4)

(*) Nhà văn Trần Đức Tiến cho biết: Tại cuc thi sáng tác v đ tài công nhân và công đoàn Vit Nam, giai đon 2009-2014, do Tng Liên đoàn Lao đng VN và Hi Nhà văn VN phi hp t chc, có mt tác gi tr khu vc min Đông Nam b được gii là Nguyn Võ Xu Trung, giáo viên tiếng Anh, trường PTTH Tánh Linh, Bình Thun, vi tp truyn ngn "Nhng người thy". (Chưa có thông tin là gii my)
(*) Ngoài ra cuộc thi cũng ghi nhận sự đóng góp tích cực của cây bút nữ Dương Thị Thu Hường (Đồng Nai).
Xin đưa các thông tin này lên blog đ chia vui với 2 tác giả Nguyễn Trung, Dương Thị Thu Hường cùng các cây bút tr min Đông!


Trao giải thưởng văn học về đề tài công nhân và Công đoàn Việt Nam:
Người lao động thấy mình 
qua mỗi trang viết


Cuộc vận động sáng tác viết về đề tài công nhân và Công đoàn Việt Nam (CN&CĐVN) giai đoạn 2009 - 2014 đã được Tổng LĐLĐVN, Hội Nhà văn VN tổng kết vào chiều 9.9. Một trong những kết quả được nhấn mạnh là cuộc vận động đã có tác động mạnh mẽ tới đời sống văn học trong nước nói chung và đời sống CNLĐ nói riêng.

Hình ảnh CNLĐ được khắc họa rõ nét
Tiểu thuyết “Dòng sông chối từ” của nhà văn Bùi Việt Sỹ - nguyên Trưởng ban Thể thao Báo Lao Động - là 1 trong 2 tác phẩm đoạt giải nhất thể loại văn xuôi. Viết về “Dòng sông chối từ”, nhà văn Xuân Cang viết: “Một cuốn sách 246 trang không có chương, hồi, lôi cuốn người đọc một mạch như một dòng sông cuộn chảy. Sách kể chuyện hai nhà hàng xóm, một bên giàu có, đầy quyền uy và thâm hiểm, muốn thôn tính người và đất bên kia, còn bên kia là mẹ con một người lính thủy, nghèo nhưng không hèn, muốn giữ đất của tổ tiên để lại, lặng lẽ như một dòng sông tự do chối từ mọi sự mời mọc, dụ dỗ, xâm hại, uy hiếp”. 
Ngay tên của các tác phẩm được trao giải cũng giúp người đọc thấy rõ chủ đề của cuộc vận động được các tác giả thể hiện rõ nét, như “Đi tìm vàng” (tác giả Lê Tuấn Lộc), “Những người thầy” (Nguyễn Trung) (*), “Người ở mỏ” (Trần Đình Nhân), “Thành phố trái tim người thợ” (Nguyễn Minh Trí)…


Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng khẳng định, với việc thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chuyên, không chuyên, trong và ngoài hệ thống CĐ, cuộc vận động đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của CNLĐ, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, những đóng góp to lớn của GCCN và tổ chức CĐVN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Theo đánh giá của Tổng LĐLĐVN, cuộc vận động sáng tác có hiệu quả và sức lan tỏa tới đời sống CNLĐ và hoạt động CĐ bởi nội dung phong phú, đa dạng về phong trào CNLĐ, hoạt động CĐ, về những tấm gương tiêu biểu của CNLĐ, của CBCĐ. Đã từ lâu lắm, hình ảnh người CN vắng bóng trong các tác phẩm văn học đương đại, nay được xuất hiện trở lại. Đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ được phản ánh ở mọi góc cạnh, đa chiều, được khắc hoạ sinh động. 
Bên cạnh hình ảnh người CN hăng say SX, đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là hình ảnh người CN trong đời thường với những lo toan, với tình yêu con người, quê hương, đất nước, gia đình. Đặc biệt, thông qua cuộc vận động, CNLĐ được hưởng thụ và sáng tạo văn hoá. Mỗi tác phẩm đều hướng CNLĐ tới tinh thần nhân văn cao đẹp, những tấm gương người tốt việc tốt, động viên, khích lệ họ vững tin vào cuộc sống, sống và làm việc tốt hơn.

Cần có chế độ đãi ngộ phù hợp
Trong gần 500 tác phẩm tham gia cuộc vận động, có rất nhiều cây bút nghiệp dư là CNLĐ. Họ viết về chính mình, góp phần khắc hoạ được hình ảnh GCCN VN trong giai đoạn phát triển của đất nước. Một đặc điểm cần được nhìn nhận như là hiện tượng mới của văn học CN - đó là các tác giả đoạt giải cao nhất chính là những người CN, người thợ thực thụ như Trần Tâm - tác giả tiểu thuyết “Đất bỏng” có thâm niên 32 năm làm thợ mỏ Quảng Ninh. 
Tác giả Đặng Bá Tiến giải nhất thể loại thơ với tác phẩm “Rừng cổ tích” là cựu chiến binh, CN lâm nghiệp và nguyên là PV Báo Lao Động. Tác giả trẻ, nhà văn Dương Thị Thu Hường (*)- người gửi dự thi cả tiểu thuyết, tập thơ, truyện ngắn và tập ký - là CN khâu giày tại KCN tỉnh Đồng Nai…
Để xây dựng và phát triển văn học đề tài CN&CĐ giai đoạn 2015-2020, Tổng LĐLĐVN sẽ phổ biến những tác phẩm đoạt giải cao trong cuộc vận động giai đoạn 2010-2014 tới đông đảo CNLĐ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ. Thông qua các tác phẩm văn học viết về đề tài CN&CĐ để cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng về “Tiếp tục xây dựng GCCN VN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. 
Nhân dịp này, Tổng LĐLĐVN cũng kiến nghị Đảng, Nhà nước có chế độ đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ sáng tác văn học về đề tài CN&CĐ; hỗ trợ hoạt động sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn học đến CNLĐ, góp phần hình thành văn hóa đọc ở CNLĐ. Bên cạnh đó, cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc và đặc biệt là khả năng cảm thụ văn học cho CNLĐ, làm giàu thêm đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh của mình. 

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét